Bón phân NPK Ninh Bình cho ngô vụ đông đạt năng suất cao
- Thứ hai - 30/09/2019 22:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt nhờ NPK Ninh Bình. |
Để đạt được 10 tấn ngô hạt/ha thì cây ngô phải lấy đi từ đất theo tính toán của nhà chuyên môn, lượng dinh dưỡng cơ bản khoảng 200kg N, 90kg P2O5, 178kg K2O, 430kg SiO, 200kg CaO, 70kg MgO, 20kg S và nhiều chất vi lượng khác như Zn, Fe, Bo, Mn... Theo kết quả nghiên cứu khoa học và từ thực tiễn sản xuất cho thấy để cây ngô khỏe mạnh, ít sâu bệnh hại và cho năng suất, chất lượng cao thì cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng.
1. Thời vụ trồng
Do đặc điểm thời tiết vụ thu đông và thời gian sinh trưởng của các loại ngô để xác định thời vụ trồng ngô vụ đông. Tốt nhất là trồng ngô đông kết thúc trong tháng 9 nếu trồng ngô bầu thời vụ có thể kéo dài từ 5 - 10/10.
2. Các giống ngô trồng vụ đông
Tất cả các giống ngô đều có thể dùng trong vụ đông kể cả ngô ngọt. Đối với các giống ngô có thời gian sinh trưởng >100 ngày trồng từ đầu tháng 9 - 5/10. Các giống ngô xoay quanh 100 ngày trồng vào hạ tuần tháng 9, nếu trồng bầu kết thúc từ 5 - 10/10.
3. Kỹ thuật trồng
Lượng giống ngô dùng cho 1 sào (360 m2) tùy theo từng loại từ 0,4 - 0,5kg.
Làm đất và mật độ trồng: Đối với đất màu tiến hành cày bừa, lên luống và tra hạt khuyến cáo nông dân trồng ngô đông trên đất hai lúa vừa tăng thu nhập vừa là công thức luôn canh thích hợp với cây lúa ngô.
Đối với đất hai lúa: Cầy lên luống, luống ruộng từ 80 – 85 cm, làm phẳng mặt luống. Mỗi luống bố trí 2 hàng. Hàng cách hàng từ 65 – 70 cm, cây cách cây 25 – 30 cm. Bổ hốc sâu, bố trí trồng hình nanh sấu giữa hai hàng. Có thể ở đất hai lúa không cần cầy bừa chỉ bố trí luống và bổ hốc theo mật độ hàng cách hàng 65 – 70 cm, cây cách cây 25 – 30 cm, khi làm đất trồng ngô phải đặc biệt chú ý rãnh thoát và tưới nước để đề phòng nóng đầu vụ và tưới chàn khi hạn cuối vụ.
Kỹ thuật làm ngô bầu: Khuyến cáo bà con nông dân trồng ngô đồng trên đất hai lúa nên làm bầu ngô. Cách làm bầu: Dùng đất bùn ao hoặc bùn ở kênh mương trộn đều với phân chuồng mục, nên trộn thêm vài kg lân bột càng tốt. Chọn mặt phẳng có thể ở ngay ruộng trồng ngô, dải hỗn hợp bầu dầy từ 5 – 7 cm.
Khi mặt bầu se dùng dao cắt thành bánh có kích cỡ 6 cm x 7 cm tạo thành bầu ngô. Hạt ngô giống ngâm vớt nước 4 – 5 giờ, vớt để dáo nước đưa vào ủ kín. Khi hạt nứt nanh, nhú mầm thì đặt mỗi hạt vào giữa bầu, đặt dễ cắm vào đất, mầm hướng lên trên. Trời nắng phải che đậy và tưới cho bầu đủ ẩm. Thời gian hạt giống ngô ơ bầu từ 7 - 8 ngày cây ngô từ 1 - 2 lá đưa bầu ra luống để trồng. Nếu không làm bầu mà tra hạt trực tiếp nên ủ hạt nứt nanh mang ra tra vào từng hốc.
4. Kỹ thuật bón phân NPK Ninh Bình
Phân NPK của Công ty CP Phân lân Ninh Bình tan nhanh bón cho cây ngô có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây ngô và các cây rau màu vụ đông.
Loại phân dùng cho bón lót NPK-S 8.8.4+ 8S, dùng cho bón thúc NK 12.10+TE, NK11.11+TE.
Sử dụng các loại NPK chất lượng cao NPK16.16.8+TE, NPK-S17.8.8+6S+TE, NPK-S 16.5.17+6S+TE. Khuyến cáo nông dân dùng các loại phân bón chất lượng cao không những tăng năng suất cây ngô và rất tiện lợi cho chăm bón.
Kỹ thuật bón cho cây ngô đông: Yêu cầu bón đủ lượng cho 1 sào Bắc bộ (360m2):
Dùng NPK-S 8.8.4+ 8S bón lót 25 kg (một bao), thúc NPK 12.10+TE hoặc 11.11+TE bón 25kg (một bao).
Nếu bón lót bằng NPK-S 17.8.8+6S+TE bón 12 - 15 kg, thúc NPK-S 16.5.17+6S+TE 12-15 kg. Nếu dùng NPK16.16.8+TE bón lót 12-15 kg, thúc 12-15 kg.
Thời điểm bón: 3 thời điểm: Bón lót, bón thúc lần 1 và lần 2. Bón lót trước khi trồng bầu hoặc tra hạt ngô, bón toàn bộ phân chuồng và phân NPK dùng cho bón lót. Bón thúc lần 1 khi ngô được 3-4 lá bón 50% lượng phân bón thúc. Bón thúc lần 2 khi ngô đạt 9 - 10 lá bón hết số lượng phân thúc còn lại. Bón đúng thời điểm bảo đảm cho ngô phát triển nhanh, khỏe, tránh được các bệnh của ngô như bệnh huyết dụ, bệnh thối nhũn…
Cách bón: Phân bón lót kể cả phân hữu cơ và phân NPK bón xuống đáy rãnh hoặc dáy hốc, lấp đất tra hạt hoặc đặt bầu sau đó vùi đất kín hạt và kín bầu ngô. Bón thúc lần 1: Xới đất bón cách gốc và lập kín phân. Bón thúc lần 2: Xới nhẹ rải phân, lấp đất nếu ở rãnh ngô có bùn dùng bùn để lấp kín phân. Đối với các loại NPK tan nhanh của Công ty CP Phân lân Ninh Bình dùng cho bón lót có thể hòa với nước tưới nhiều lần càng tốt. Chú ý bón phân thúc trong điều kiện đất khô hạn phải kết hợp với tưới nước.
Trong quá trình chăm bón cần theo dõi xem ngô có đủ dinh dưỡng phát triển, nếu có hiện tượng thiếu dinh dưỡng phải bón bổ sung hoặc bón thêm phân qua lá. |