Các nhà khoa học sẽ trồng khoai tây trong điều kiện của sao Hỏa

Một dự án cộng tác mới giữa Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) và NASA sẽ chứng kiến một vụ khoai tây được trồng trên trái đất dưới điều kiện có trên hành tinh Đỏ. Nỗ lực này không chỉ là một bước tiến lớn hướng tới mục tiêu một ngày nào đó sẽ xây dựng được một nhà vòm canh tác có kiểm soát trên sao Hỏa mà sẽ còn chứng minh tiềm năng trồng khoai tây trong các môi trường không mến khách rồi mang trở về trái đất, điều mà các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giúp giải quyết nạn đói trên thế giới.
Thí nghiệm sử dụng đất từ sa mạc Pampas de La Joya ở Peru vốn được cho là gần giống hệt với đất trên Hỏa tinh

Nếu loài người thiết lập thuộc địa trên sao Hỏa, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu cách tạo ra một nguồn thực phẩm bền vững. Chúng ta đã chứng kiến các đề xuất trong quá khứ nhằm kiểm tra khả năng các loại cây trồng có thể sinh trưởng trên hành tinh Đỏ nhưng vẫn cần phải thực hiện thêm nhiều công trình khác trước khi một giải pháp khả thi xuất hiện.

Để chuẩn bị cho một nỗ lực không thể tránh khỏi khó khăn, tổ chức phát triển và nghiên cứu ở Peru CIP đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc tập dợt trên trái đất. Nhóm sẽ sử dụng đất từ sa mạc Pampas de La Joya ở Peru vốn gần giống hệt với đất trên sao Hỏa. Các nhà nghiên cứu sẽ trồng cây trong môi trường phòng thí nghiệm mô phỏng điều kiện khí quyển của hành tinh Đỏ nơi mà bầu khí quyển chứa gần 95% khí cacbon dioxit.

Ngoài việc là một cách hay để bắt đầu chuẩn bị cho những thách thức của việc trồng cây trên một hành tinh khác, dự án còn được thiết kế để tạo tác động đối với trái đất, nâng cao nhận thức về sức sống ấn tượng của cây khoai tây.

Hơn 842 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói khắp toàn cầu. Nhóm tin rằng khả năng trồng khoai tây trong điều kiện khí hậu kém mến khách nhất khiến chúng trở thành đối thủ lý tưởng cho để tạo vết lõm thực sự cho con số đó. Hơn nữa, chúng không chỉ có khả năng phát triển dưới điều kiện khó khăn mà còn cho sản lượng cực cao (gấp 2 đến 4 lần sản lượng của một loại cây ngũ cốc phổ biến) và cực giàu dinh dưỡng với nguồn sắt, kẽm, vitamin C và nhiều dưỡng chất khác.

Nguồn: iasvn.org