Cơ giới hoá đồng bộ ở Thanh Hoá: Hướng mở cho nông dân
- Thứ ba - 29/01/2013 22:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
chủ yếu do các hộ trực tiếp tổ chức theo phương pháp thủ công, truyền thống. Mặt khác, cơ cấu lao động trong sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ, lao động nông thôn chủ yếu là người tuổi cao và trung niên, còn thanh niên đã chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu lao động trầm trọng, đặc biệt là thời điểm mùa vụ. Thực tế này đòi hỏi quá trình cơ giới hóa phải được đẩy nhanh.
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Xuất phát từ thực tế trên, năm 2011, Thanh Hoá đã thực hiện thí điểm mô hình cơ giới hoá đồng bộ tại một số huyện như Yên Định, Triệu Sơn, Thiệu Hoá… với diện tích hàng trăm hecta, qua tổng kết đánh giá thấy, mô hình đã phát huy hiệu quả khá rõ nét”.
Vụ mùa năm 2012, Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông đã vào cuộc quyết liệt, đưa cơ giới hóa đồng bộ xuống ruộng đồng 3 xã Thọ Bình (Triệu Sơn), diện tích 5ha; Hạnh Phúc (Thọ Xuân) 6ha và Hoằng Quỳ (Hoằng Hoá) 5ha. Việc thực hiện đưa cơ giới hoá đồng bộ vào địa phương ban đầu gặp không ít khó khăn, bởi nhận thức của nhân dân còn hạn chế, tập quán sản xuất manh mún, truyền thống không dễ thay đổi trong một sớm một chiều. Để đạt kết quả cao nhất, công ty đã kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều cuộc họp, tuyên truyền về nội dung chương trình đến bà con. Đồng thời, công ty đứng ra ký cam kết với nhân dân, nếu rủi ro sẽ đền bù thiệt hại 70%; hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất bằng máy, tổ chức sản xuất mạ khay để thực hiện gieo cấy bằng máy, bón phân, chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật. Được doanh nghiệp bảo đảm, chính quyền địa phương vận động nên nông dân nhiều địa phương đã hăng hái tham gia.
Ông Nguyễn Hồng Phong Giám đốc Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông cho biết: “Việc đưa cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp đang ở bước khởi đầu nên nông dân vẫn còn khá bỡ ngỡ, vì vậy, công ty thực hiện một cách nghiêm túc với quy trình khép kín, từ đội ngũ kỹ sư giỏi đến hệ thống máy móc hiện đại, đủ chủng loại từ máy làm đất, máy cấy, máy gặt. Mục đích chính là chuyển giao cho nông dân giải pháp kỹ thuật sản xuất nông nghiệp để bà con tự thoả thuận với nhau về chuyển đổi ruộng đất, hình thành cánh đồng mẫu lớn, thuận tiện cho việc đưa máy móc vào đồng ruộng. Công ty sẵn sàng liên kết với chính quyền địa phương để cung cấp dịch vụ kỹ thuật, máy móc, phân bón, thắt chặt mối liên kết bốn nhà. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để nông dân được tiếp cận vốn vay ngân hàng đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị”.
Tân Thành
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn