Công nghệ CRISPR-Cas9 giúp cải thiện hiệu quả cây trồng

Công nghệ CRISPR-Cas9 giúp cải thiện hiệu quả cây trồng
Một nhóm nghiên cứu bao gồm một nhà thực vật học của Virginia Tech gần đây đã sử dụng công nghệ khoa học đời sống để sửa đổi 14 vị trí mục tiêu xung quanh 8 gien thực vật cùng một thời điểm mà không tạo ra những thay đổi ngoài ý muốn ở những vị trí khác trong hệ gien.

Đây là một công cụ chỉnh sửa bộ gien được gọi là CRISPR-Cas9. Công nghệ này đã cách mạng hóa khoa học đời sống khi nó xuất hiện trên thị trường vào năm 2012. Nó được chứng minh là hữu ích trong cộng đồng khoa học thực vật dưới dạng là một công cụ hiệu quả cho việc cải tiến cây trồng nông nghiệp.

Khả năng thay đổi một vài gien cùng lúc hứa hẹn sẽ nâng cao hiểu biết của các nhà nghiên cứu về cách thức gien tương tác qua lại để định hình cho sự phát triển và phản ứng của cây trồng với những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, một trở ngại của công nghệ này là đã xác định được tác động của việc thay đổi trên vùng gien mà không phải là mục tiêu.

David Haak - Giảng viên ngành Bệnh học, sinh lý học thực vật, và khoa học cỏ dại tại trường Nông nghiệp và Khoa học đời sống, đã phát triển một chương trình tin sinh học sử dụng dữ liệu giải trình chuyên sâu để kiểm tra xem liệu việc chỉnh sửa hệ gien của loài thực vật Arabidopsis mà nhóm nghiên cứu thực hiện có hiệu quả hay không và có theo mục tiêu cụ thể của nó hay không.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu thông qua sử dụng phương pháp CRISPR-Cas9 để hiệu chỉnh đa gien của các loài thực vật cụ thể này đã được xuất bản trên tạp chí PLOS ONE số ra ngày 13/9.

"Khả năng chỉnh sửa chức năng của gien một cách cụ thể thông qua sử dụng CRISPR-Cas9 có tiềm năng sẽ thực sự thay đổi cách chúng ta nghiên cứu thực vật trong phòng thí nghiệm và nâng cao hiệu quả cây trồng", đồng tác giả Zachary Nimchuk – Giảng viên ngành sinh học tại trường Đại học Bắc Carolina nói. "Nhưng, đã có những lo ngại về khả năng có tác động xảy ra ở ngoài mục tiêu không mong muốn. Chúng tôi đã thử nghiệm trên thực vật, hướng mục tiêu tới 14 vị trí cùng một lúc, và thấy không có hiện tượng ngoài mục tiêu nào trong một lượng lớn cây trồng. Dữ liệu của chúng tôi mở rộng thêm cho các công trình nghiên cứu trước đó để cho thấy rằng, ít nhất là trong loài Arabidopsis, hiện tượng ngoài mục tiêu sẽ là vô cùng hiếm hoi khi sử dụng phương pháp Cas9".

Nguồn: Mard.gov.vn