Đa dạng hóa phương pháp, phương tiện khuyến nông
- Thứ hai - 25/02/2013 20:15
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động khuyến nông, góp phần tích cực vào thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hệ thống khuyến nông trong thời gian tới sẽ có một chiến lược tổng thể.
Khoa học công nghệ: Chìa khóa thành công
Sáng 25.2, đoàn Báo NTNN do Tổng Biên tập Lưu Quang Định dẫn đầu đã đến chúc mừng Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhân kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm. |
Ông Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, nhằm phát huy những thành tích và kinh nghiệm đạt được trong 20 năm qua, hoạt động hệ thống khuyến nông cả nước cần bám sát chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, đặc biệt là chủ trương tái cơ cấu ngành theo hướng tăng cường áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Dù ở giai đoạn nào, trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ luôn là chìa khóa dẫn đến thành công.
Theo Tổng Biên tập Lưu Quang Định, nhiều năm qua, ngành khuyến nông là đối tác quan trọng của Báo NTNN; mối liên kết chặt chẽ này góp phần đưa đến cho bà con nông dân nhiều thông tin, cách làm ăn bổ ích, thiết thực.
Phó Giám đốc TT KNQG Nguyễn Thanh Lâm cảm ơn Báo NTNN và khẳng định, báo là một trong những kênh thông tin phản ánh hiệu quả, sâu sắc nhất về nông thôn và ngành khuyến nông. “Qua tuyên truyền của Báo NTNN, bây giờ nông dân nuôi trồng cây, con gì cũng hỏi đến cán bộ khuyến nông” – ông Lâm nói.
Ông Lâm cũng cho biết thời gian tới sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa TT và Báo NTNN.
Bảo An
Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng đầu tư nguồn lực khuyến nông phân tán, dàn trải, hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa phương cần căn cứ vào định hướng tái cơ cấu sản xuất của ngành và điều kiện thực tế từng vùng, miền để xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông trọng điểm cấp quốc gia và chương trình khuyến nông đặc thù cấp tỉnh.
Các chương trình khuyến nông trọng điểm cần hướng vào phục vụ trực tiếp các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Chương trình An toàn vệ sinh thực phẩm, Chương trình Xây dựng nông thôn mới, Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chương trình Ứng phó với biến đổi khí hậu...
Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho một số chương trình dự án khuyến khích phát triển những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ và những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển, lựa chọn các tiến bộ khoa học công nghệ có khả năng tạo sự chuyển biến rõ rệt trên phạm vi rộng về chất lượng và hiệu quả kinh tế, bền vững môi trường.
Nội dung hoạt động khuyến nông cần cụ thể, thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ tiến bộ, các kinh nghiệm, điển hình tiên tiến, phù hợp với thực tiễn sản xuất của địa phương và điều kiện của hộ nông dân.
Hoạt động khuyến nông trong thời gian tới cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức tổ chức quản lý nông trại, kiến thức kinh doanh, cung cấp thông tin, tăng cường kết nối các đối tác trong chuỗi giá trị hàng hóa nông sản để giúp nông dân chủ động tham gia vào công nghệ, vật tư và nông sản nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Đa dạng hóa các phương pháp và phương tiện khuyến nông, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số vào hoạt động tuyên truyền, đào tạo khuyến nông để tăng khả năng tiếp cận của nông dân với các kênh thông tin khuyến nông. Tiếp tục mở rộng các mô hình hoạt động dịch vụ, tư vấn khuyến nông trực tiếp tại các diễn đàn, các câu lạc bộ khuyến nông, trên các phương tiện truyền thông, điện thoại, Internet... để đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của nông dân.
Chú trọng công tác đào tạo cán bộ khuyến nông
Theo ông Phan Huy Thông, một trong những chiến lược quan trọng trong hệ thống khuyến nông là tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất và mong đợi của nông dân.
Cụ thể, ở trung ương, Bộ NNPTNN tiếp tục rà soát, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ để có đầu mối thống nhất quản lý nhà nước và đầu mối tổ chức thực hiện nhiệm vụ khuyến nông.
Ở các địa phương, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào Nghị định 02/2010/NĐ-CP và điều kiện cụ thể của địa phương để kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông theo hướng: Thống nhất một đơn vị làm nhiệm vụ khuyến nông cấp tỉnh (gồm cả nhiệm vụ khuyến ngư).
Những tỉnh chưa có trạm khuyến nông cấp huyện cần sớm thành lập trạm khuyến nông chuyên trách. Các địa phương chưa có mạng lưới khuyến nông cơ sở cần sớm xây dựng và có chính sách thích hợp để thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn tham gia mạng lưới này, ưu tiên cán bộ tại địa phương, nhất là vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả.
Trong những năm tới, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông có ý nghĩa quyết định nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần coi trọng cả bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật và phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông, ứng dụng các phương pháp khuyến nông tiên tiến để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, nhất là khuyến nông cơ sở.
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến nông cũng là nhiệm vụ ngành khuyến nông đặt ra. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như hiện nay theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP, cần bổ sung chính sách khuyến khích áp dụng sản xuất an toàn theo GAP, chính sách khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết sản xuất- tiêu thụ theo chuỗi giá trị, các mô hình giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
Minh Hồng
Theo danviet.vn