Đầu tư khoa học cho thủy sản: Vừa thiếu, vừa yếu
- Chủ nhật - 07/06/2015 22:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
rong những năm qua, ngành thủy sản ở nước ta phát triển mạnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở nông thôn, nâng cao đời sống cho ngư dân. Tuy nhiên, việc đầu tư khoa học công nghệ cho ngành vẫn còn thiếu và yếu, các công trình nghiên cứu về con giống thủy sản chưa có bước đột phá nhằm mang lại hiệu quả cao. Công nghệ trong bảo quản sản phẩm còn kém dẫn đến tổn thất sau thu hoạch cao…
Hạn chế về mọi mặt
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), việc đầu tư nghiên cứu về khoa học trong ngành thủy sản có vai trò to lớn trong việc nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất ra các loại giống chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khâu chế biến, việc ứng dụng công nghệ ở công đoạn làm lạnh nước biển, bể ngâm hạ nhiệt, khay chứa đựng, các phương tiện bốc dỡ tạo điều kiện cho nguời dân trong việc khai thác và chế biến sản phẩm còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, do việc đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thủy sản còn hạn chế nên chưa tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân.
Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn cho rằng, Việt Nam xác định 4 loại thủy sản chính bao gồm: tôm, cá tra, cá rô phi và nhuyễn thể, nhưng ngay cả với những đối tượng nuôi chủ lực này, nước ta vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể. Việc nghiên cứu về các loại giống là khâu yếu nhất, đặc biệt là thiếu các công trình nghiên cứu về các loại giống có khả năng chịu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu nên hầu như phải nhập giống thủy sản từ nước ngoài. Trong quá trình nuôi, do người dân chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nuôi an toàn dẫn tới dư thừa chất, mật độ ao nuôi lớn dẫn tới dịch bệnh phát sinh thường xuyên. Thực tế, để giảm hạn chế dịch bệnh, việc tiêm phòng các loại vắc xin có vai trò lớn, nhưng công nghệ sản xuất vắc xin trong phòng chống các loại bệnh thủy sản, chế phẩm sinh học ở nước ta còn kém, không có nhiều sản phẩm chất lượng cao nên vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Việc đầu tư nghiên cứu cho công tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn kém dẫn đến tỷ lệ tổn thất trên tàu cá cao (20-30%). Hơn nữa, nguồn lực phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học còn hạn chế, trong khi nội dung nghiên cứu còn dàn trải dẫn đến chất lượng nghiên cứu nhỏ lẻ. Hệ thống nghiên cứu các đề tài về khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản chưa đủ mạnh, trong khi đó việc hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu chuyên ngành của Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành khác còn lỏng lẻo. Đội ngũ cán bộ khoa học làm việc cho lĩnh vực nghiên cứu về thủy sản trình độ cao còn ít và chưa có chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài vào làm việc. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có đề tài nghiên cứu nhưng việc chuyển giao khoa học công nghệ xuống địa phương chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Thời gian qua, nước ta đã có những đề tài nghiên cứu lớn về thủy sản xong khi triển khai xuống cơ sở lại vướng mắc do có các công trình nghiên cứu không phù hợp với điều kiện sản xuất của ngư dân nên không khả thi.
Nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Theo các chuyên gia, với mục tiêu tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả, trước mắt là giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam đứng vững ở hơn 170 quốc gia trên thế giới, các bộ, ngành cần đưa khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, từ khâu nuôi trồng đến chế biến sản phẩm. Theo đó, cần tập trung đầu tư nghiên cứu các công trình về giống cụ, kỵ, ông, bà để sản xuất ra các loại con giống chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta, hạn chế việc nhập khẩu, nhằm giảm chi phí đầu vào. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, cần tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để tái cơ cấu ngành thủy sản. Trong đó, về nuôi trồng cần dựa trên điều kiện thực tế của mỗi vùng miền, đầu tư về khoa học trong khâu sản xuất giống, sản xuất các loại vắc xin phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Về khai thác, cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho ngư dân trong việc đầu tư về kho lạnh, cấp đông trên tàu cá hiện đại nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
Để các đề tài nghiên cứu khoa học về thủy sản áp dụng có hiệu quả đòi hỏi khi thực hiện đề tài, các nhà nghiên cứu cần chọn lọc kỹ, ưu tiên đầu tư cho những đối tượng chủ lực như cá và tôm, không nên đầu tư dàn trải; tránh tình trạng đề tài nghiên cứu nhiều nhưng phân tán, không mang tính khả thi. Theo đó, Nhà nước cần tạo cơ chế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cao; tăng cường liên kết trong việc đầu tư về khoa học công nghệ với các nước để các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận nhanh công nghệ tiên tiến trên thế giới và áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam sao cho hiệu quả. Nhà nước nên có những chính sách thu hút, đãi ngộ tốt đối với nhân tài, nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhà nghiên cứu thông qua đào tạo ở trong và nước ngoài...
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), việc đầu tư nghiên cứu về khoa học trong ngành thủy sản có vai trò to lớn trong việc nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất ra các loại giống chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khâu chế biến, việc ứng dụng công nghệ ở công đoạn làm lạnh nước biển, bể ngâm hạ nhiệt, khay chứa đựng, các phương tiện bốc dỡ tạo điều kiện cho nguời dân trong việc khai thác và chế biến sản phẩm còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, do việc đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thủy sản còn hạn chế nên chưa tìm ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân.
Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn cho rằng, Việt Nam xác định 4 loại thủy sản chính bao gồm: tôm, cá tra, cá rô phi và nhuyễn thể, nhưng ngay cả với những đối tượng nuôi chủ lực này, nước ta vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể. Việc nghiên cứu về các loại giống là khâu yếu nhất, đặc biệt là thiếu các công trình nghiên cứu về các loại giống có khả năng chịu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu nên hầu như phải nhập giống thủy sản từ nước ngoài. Trong quá trình nuôi, do người dân chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nuôi an toàn dẫn tới dư thừa chất, mật độ ao nuôi lớn dẫn tới dịch bệnh phát sinh thường xuyên. Thực tế, để giảm hạn chế dịch bệnh, việc tiêm phòng các loại vắc xin có vai trò lớn, nhưng công nghệ sản xuất vắc xin trong phòng chống các loại bệnh thủy sản, chế phẩm sinh học ở nước ta còn kém, không có nhiều sản phẩm chất lượng cao nên vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Việc đầu tư nghiên cứu cho công tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn kém dẫn đến tỷ lệ tổn thất trên tàu cá cao (20-30%). Hơn nữa, nguồn lực phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học còn hạn chế, trong khi nội dung nghiên cứu còn dàn trải dẫn đến chất lượng nghiên cứu nhỏ lẻ. Hệ thống nghiên cứu các đề tài về khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản chưa đủ mạnh, trong khi đó việc hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu chuyên ngành của Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành khác còn lỏng lẻo. Đội ngũ cán bộ khoa học làm việc cho lĩnh vực nghiên cứu về thủy sản trình độ cao còn ít và chưa có chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài vào làm việc. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có đề tài nghiên cứu nhưng việc chuyển giao khoa học công nghệ xuống địa phương chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Thời gian qua, nước ta đã có những đề tài nghiên cứu lớn về thủy sản xong khi triển khai xuống cơ sở lại vướng mắc do có các công trình nghiên cứu không phù hợp với điều kiện sản xuất của ngư dân nên không khả thi.
Nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Theo các chuyên gia, với mục tiêu tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả, trước mắt là giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam đứng vững ở hơn 170 quốc gia trên thế giới, các bộ, ngành cần đưa khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, từ khâu nuôi trồng đến chế biến sản phẩm. Theo đó, cần tập trung đầu tư nghiên cứu các công trình về giống cụ, kỵ, ông, bà để sản xuất ra các loại con giống chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta, hạn chế việc nhập khẩu, nhằm giảm chi phí đầu vào. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, cần tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để tái cơ cấu ngành thủy sản. Trong đó, về nuôi trồng cần dựa trên điều kiện thực tế của mỗi vùng miền, đầu tư về khoa học trong khâu sản xuất giống, sản xuất các loại vắc xin phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Về khai thác, cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho ngư dân trong việc đầu tư về kho lạnh, cấp đông trên tàu cá hiện đại nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
Để các đề tài nghiên cứu khoa học về thủy sản áp dụng có hiệu quả đòi hỏi khi thực hiện đề tài, các nhà nghiên cứu cần chọn lọc kỹ, ưu tiên đầu tư cho những đối tượng chủ lực như cá và tôm, không nên đầu tư dàn trải; tránh tình trạng đề tài nghiên cứu nhiều nhưng phân tán, không mang tính khả thi. Theo đó, Nhà nước cần tạo cơ chế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cao; tăng cường liên kết trong việc đầu tư về khoa học công nghệ với các nước để các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận nhanh công nghệ tiên tiến trên thế giới và áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam sao cho hiệu quả. Nhà nước nên có những chính sách thu hút, đãi ngộ tốt đối với nhân tài, nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhà nghiên cứu thông qua đào tạo ở trong và nước ngoài...
Hữu Hoài
theo hanoimoi
theo hanoimoi