Dùng tia laser để khử ô nhiễm trong đất

Dùng tia laser để khử ô nhiễm trong đất
Nhóm nghiên cứu bắt đầu với đất trộn lẫn với silica xốp, các tạp chất gây ung thư như DDE, một sản phẩm thường dùng trong thuốc trừ sâu DDT. Chất DDE khi tiếp xúc với tia UV sẽ phát quang và dễ dàng được phát hiện. Khi chiếu tia laser cường độ cao vào hỗn hợp đất bị ô nhiễm, chất DDE sẽ bị đốt nóng lên đến hàng ngàn độ. Ngưỡng nhiệt này đủ để bẻ gãy các liên kết hóa học, biến nó thành các phân tử nhỏ hơn nhưng không độc hại như CO2 và nước.

Các nhà khoa học Đại học Northeastern vừa phát triển phương pháp dùng laser có thể giúp khử ô nhiễm trong đất.

 

 

Nhóm nghiên cứu bắt đầu với đất trộn lẫn với silica xốp, các tạp chất gây ung thư như DDE, một sản phẩm thường dùng trong thuốc trừ sâu DDT. 

Chất DDE khi tiếp xúc với tia UV sẽ phát quang và dễ dàng được phát hiện.

Khi chiếu tia laser cường độ cao vào hỗn hợp đất bị ô nhiễm, chất DDE sẽ bị đốt nóng lên đến hàng ngàn độ. Ngưỡng nhiệt này đủ để bẻ gãy các liên kết hóa học, biến nó thành các phân tử nhỏ hơn nhưng không độc hại như CO2 và nước.

Trường hợp chiếu tia laser, tia UV không gây phát quang, điều đó tức là không còn sự hiện diện của DDE nữa.

Kỹ thuật soi laser có thể ứng dụng cho các loại đất ô nhiễm khác, dù công nghệ chỉ mới thử nghiệm trên DDE.

Đây là kỹ thuật nhanh chóng, đơn giản hơn nhiều so với phương pháp truyền thống như sử dụng dung môi hữu cơ để tẩy rửa đất, hay sử dụng vi sinh, vốn mất nhiều thời gian.

Nghiên cứu được xuất bản trên tờ The Journal of Applied Physics.

tđkhiem - Canthostnews.