Hướng dẫn cách nhận biết và xử lý tôm có chứa tạp chất
- Thứ ba - 13/08/2019 09:29
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cách nhận biết tôm có chứa tạp chất:
1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài của tôm
- Quan sát tổng quát toàn thân cho đến chi tiết từng bộ phận bên ngoài của tôm theo trình tự đầu đến đuôi bao gồm các bộ phận: vùng đầu ức, nắp mang, lá hẹ, thân, vỏ bụng đốt 1 hoặc đốt 3, chân bụng, cánh đuôi, gai đuôi, đặc biệt ở các vị trí vùng đầu ức, nắp mang, đốt thân thứ 3, cánh đuôi và gai đuôi ta thấy:
+ Phần đầu tôm đã bị bơm tạp chất thường bị phù, nắp mang phồng, ngậm nước;
+ Phần thân vỏ bụng ở đốt thứ 1 hoặc đốt thứ 3 tính từ đầu xuống bị trương phồng, ngậm nước, đốt thứ 3 bị giãn, thân tôm căng mất tự nhiên;
+ Phần đuôi có gai đuôi vểnh lên, cánh đuôi xòe;
- Các biểu hiện điển hình bên ngoài của tôm có tạp chất và hình minh họa:
H1. So sánh bề ngoài tôm có tạp chất và tôm không có tạp chất
H2. Tôm có tạp chất phù đầu xoè đuôi
H3. Thân tôm có tạp chất giãn đốt
H4. Tôm có tạp chất xòe đuôi
H5. Tôm có tạp chất gai đuôi vểnh
2. Kiểm tra sau khi bóc vỏ đầu ức:
- Cầm tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu, dùng mũi dao nhọn khéo léo lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên để làm lộ xoang đầu ức. Quan sát tình trạng xoang đầu ức có đọng chất dịch khả nghi, có mùi lạ hay không hay không.
H6. Tôm tự nhiên không có dịch nhờn
H7. Xoang đầu ức không có tạp chất khô ráo
H8. Xoang đầu ức chứa tạp chất có dịch nhờn
H9. Xoang đầu ức chứa tạp chất có mùi lạ
3. Kiểm tra cơ thịt tôm đã bóc vỏ:
- Dùng tay kiểm tra chất dịch bám trên phần cơ thịt thân tôm để phát hiện những biểu hiện bất thường (mức độ dính, nhớt), nếu có; quan sát vẻ bề ngoài của thân tôm, đặc biệt ở các đốt thịt thứ 3, 4 và 6 xem có biểu hiện của sự phù nề các đốt cơ hay không.
- Ở những mẫu tôm bị bơm tạp chất với liều lượng lớn, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề. Dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ có biểu hiện bị phù nề và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.
H10. So sánh tôm có tạp chất và tôm không có tạp chất
H11. Cơ thịt tôm có tạp chất bị phù nề
H12. Tạp chất đùn ra khi lấy tay nặn
Xử lý tôm có tạp chất
Khi nghi ngờ hoặc phát hiện tôm bị nhiễm tạp chất, người tiêu dùng kiên quyết không mua, không sử dụng, cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, người cung cấp thông tin sẽ được cơ quan chức năng giữ bí mật.
Các tổ chức, cá nhân có hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng (Quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm). Nếu phát hiện tạp chất đưa vào tôm là chất cấm thì thì người vi phạm có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm (theo Điều 317, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13)./.
1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài của tôm
- Quan sát tổng quát toàn thân cho đến chi tiết từng bộ phận bên ngoài của tôm theo trình tự đầu đến đuôi bao gồm các bộ phận: vùng đầu ức, nắp mang, lá hẹ, thân, vỏ bụng đốt 1 hoặc đốt 3, chân bụng, cánh đuôi, gai đuôi, đặc biệt ở các vị trí vùng đầu ức, nắp mang, đốt thân thứ 3, cánh đuôi và gai đuôi ta thấy:
+ Phần đầu tôm đã bị bơm tạp chất thường bị phù, nắp mang phồng, ngậm nước;
+ Phần thân vỏ bụng ở đốt thứ 1 hoặc đốt thứ 3 tính từ đầu xuống bị trương phồng, ngậm nước, đốt thứ 3 bị giãn, thân tôm căng mất tự nhiên;
+ Phần đuôi có gai đuôi vểnh lên, cánh đuôi xòe;
- Các biểu hiện điển hình bên ngoài của tôm có tạp chất và hình minh họa:
H1. So sánh bề ngoài tôm có tạp chất và tôm không có tạp chất
H2. Tôm có tạp chất phù đầu xoè đuôi
H3. Thân tôm có tạp chất giãn đốt
H4. Tôm có tạp chất xòe đuôi
H5. Tôm có tạp chất gai đuôi vểnh
2. Kiểm tra sau khi bóc vỏ đầu ức:
- Cầm tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu, dùng mũi dao nhọn khéo léo lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên để làm lộ xoang đầu ức. Quan sát tình trạng xoang đầu ức có đọng chất dịch khả nghi, có mùi lạ hay không hay không.
H6. Tôm tự nhiên không có dịch nhờn
H7. Xoang đầu ức không có tạp chất khô ráo
H8. Xoang đầu ức chứa tạp chất có dịch nhờn
H9. Xoang đầu ức chứa tạp chất có mùi lạ
3. Kiểm tra cơ thịt tôm đã bóc vỏ:
- Dùng tay kiểm tra chất dịch bám trên phần cơ thịt thân tôm để phát hiện những biểu hiện bất thường (mức độ dính, nhớt), nếu có; quan sát vẻ bề ngoài của thân tôm, đặc biệt ở các đốt thịt thứ 3, 4 và 6 xem có biểu hiện của sự phù nề các đốt cơ hay không.
- Ở những mẫu tôm bị bơm tạp chất với liều lượng lớn, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề. Dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ có biểu hiện bị phù nề và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.
H10. So sánh tôm có tạp chất và tôm không có tạp chất
H11. Cơ thịt tôm có tạp chất bị phù nề
Xử lý tôm có tạp chất
Khi nghi ngờ hoặc phát hiện tôm bị nhiễm tạp chất, người tiêu dùng kiên quyết không mua, không sử dụng, cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, người cung cấp thông tin sẽ được cơ quan chức năng giữ bí mật.
Các tổ chức, cá nhân có hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng (Quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 11 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm). Nếu phát hiện tạp chất đưa vào tôm là chất cấm thì thì người vi phạm có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm (theo Điều 317, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13)./.
Theo Như Quỳnh/sonongnghiephatinh.gov.vn