Hướng dẫn chăm sóc cây ăn quả có múi

Hướng dẫn chăm sóc cây ăn quả có múi
Biện pháp chăm sóc vườn cây ăn quả có múi

 
1. Tạo tán, tỉa cành: Tiến hành từ giai đoạn kiến thiết cơ bản (chiều cao cây đạt 60-70cm) để sau này cây có bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các hướng, vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh.
2. Bón phân
Lượng phân bón cho 1 cây:  Tùy theo dinh dưỡng, chất lượng các loại đất, vườn trồng, tuổi cây và năng suất cây trồng mà sử dụng liều lượng bón phù hợp, ngưỡng bón từng thời kỳ:
* Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Năm trồng Phân chuồng (Kg) Đạm
(kg)
Lânsupe
(kg)
Kaliclorua
(kg)
Vôi bột (kg)
Năm thứ 1 25-30 0,3-0,5 0,5-0,7 0,3-0,4 0,2-0,3
Năm thứ 2 35-40 0,5-0,7 0,7-0,8 0,5-0,6 0,4-0,6
Năm thứ 3 45-50 0,8-1 1-1,4 0,7-0,8 0,7-1
+ Thời điểm bón và cách bón:
Lần 1 (tháng 1 – tháng 2): 100 % phân hữu cơ + 100% lân supe + 100 % vôi + 25 % đạm + 25 % Kali. Đào cách gốc 15-20 cm (theo hình chiếu tán lá khi cây đã có tán) tiến hành bón phân, lấp đất và tưới nước.
Lần 2 ( tháng 4 - tháng 5), Lần 3 ( tháng 7 - tháng 8), Lần 4 ( tháng 10 - tháng 11): số lượng vật tư còn lại chia đều cho các lần bón, nếu cần hòa loãng phân vào nước để tưới.
Trong thời kỳ này nếu cây ra hoa thì ngắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho  phát triển bộ tán lá, nếu để cây bói quả sớm sẽ ảnh hưởng đến phát triển thân lá, giảm năng suất quả khi bước vào thời kỳ kinh doanh.
* Thời kỳ kinh doanh:
Loại phân Tuổi cây
4 5 6 7 8 Từ năm thứ 9 trở đi
Đạm (kg) 1-1,2 1,5-1,8 1,5-1,8 1,5-2 1,5-2 2,5- 3
Lân supe (kg) 1,3-1,5 1,3-1,5 1,3-1,5 1,5-1,7 1,5-1,7 1,7- 2
Kali clorua (kg) 0,8-1 0,8-1 0,8-1 1-1,2 1,3-1,5 1,5 – 2
Vôi bột (kg) 1-2 1-2 1-2 1-2 1-2 1-2
Phân chuồng (kg) 50-70 50-70 50-70 50-70 80-100 >100
Thời điểm bón:
Lần 1: Sau khi thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán, đồng thời bón phân giúp cây phục hồi thân lá, phát triển bộ rễ mới, lượng phân: 25% đạm + 25% Lân + 100% phân chuồng + 100% vôi.
Lần 2: Bón trước khi ra hoa cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho phân hoá mầm hoa và thụ phấn đạt hiệu quả cao, lượng phân 25% đạm + 50% lân + 25% kali.
Lần 3: Bón giai đoạn đầu của quá trình phát triển quả, lượng bón 25% đạm + 25% lân + 25%kali.
Lần 4: Bón thúc lộc Thu và tăng trọng lượng quả: 25% đạm + 50% kali.
Cách bón: Đào rãnh quanh tán gốc rộng 25 cm, sâu 30 cm, trộn và rải đều phân quanh rãnh, lấp đất kín, kết hợp tưới nước.
3. Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Tủ gốc vào mùa khô để giữ ẩm nhằm hạn chế nắng nóng, tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa lũ. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.
4. Phòng trừ cỏ dại: Tủ gốc bằng rơm rạ, cây phân xanh,... để hạn chế cỏ dại, kết hợp phá váng sau mỗi trận mưa lớn./.

Theo sonongnghiep.hatinh.gov.vn