Nghiên cứu xác định gen mùi thơm ở một số giống lúa chất lượng ở Việt Nam
- Chủ nhật - 09/02/2014 20:27
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hương thơm của lúa được tạo nên bởi hơn một trăm hợp chất khác nhau, trong đó 2-Acetyl-l- Pyroline (2-AP) là chất đóng vai trò chính thể hiện mùi thơm ở nhiều giống lúa. Quá trình tổng hợp chất 2-AP phụ thuộc gián tiếp vào hoạt tính của enzym Betain Aldehyde Dehydrogenase 2 (BAD2). Khi BAD2 hoạt động mạnh sẽ cạnh tranh cơ chất với enzyme sinh tổng hợp 2-AP làm hàm lượng 2-AP bị giàm đến mức lúa sẽ không có mùi thơm. Vì vậy, giống lúa nào mang gen BAD2 nguyên vẹn sẽ không thế hiện mùi thơm. Theo phần lớn các nhà khoa học thì tính trạng hương thơm do gen lặn điều khiển và không có ảnh hường của tế bào chất. Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng các chì thị phân tử kết hợp với phương pháp cảm quan để đánh giá mùi thơm của 50 giống lúa chất lượng của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 43 giống lúa có hương thơm từ ít đến nhiều (điểm 1-2) và 7 giống lúa không thơm (điểm 0). Ở mức phân tử: 33 giống có gen BAD2 ở trạng thái đồng hợp tử lặn (chiếm tỷ lệ 66%); 9 giống có gen BAD2 ở trạng thái đồng hợp tử trội (chiếm tỷ lệ 18%) và 8 giống lúa có gen BAD2 ở trạng thái dị họp tử (chiếm tỷ lệ 16%). Hầu hết các giống lúa thơm truyền thống (các giống lúa Tám) và các giống lúa thơm nổi tiếng (nàng thơm chợ đào, nàng thơm đặc sản, thơm lài…) đều có gen BAD2 ở trạng thái đồng hợp tử lặn và đều biểu hiện mùi thơm. Một số giống có kiểu gen thơm dị hợp tử, điều này chứng tỏ trong quần thể tồn tại cả những cá thể đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn (do tự phối) và do đó biểu hiện mùi thưm ở mức độ khác nhau khi đánh giá bằng cảm quan. Bốn giống có kiếu gen đồng hợp tử trội về gen BAD2 nhưng lại có hương thơm (Tám trắng Vĩnh Phúc, Khẩu tan pỏn, Nếp cái nương và Ne nương) có thể có alen đột biến khác ở locus BAD2; hoặc tồn tại một locus gen khác kiểm soát mùi thơm.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải nghiên cứu tiếp, xác định chính xác cơ chế kiểm soát mùi thơm của các giống lúa trên, phục vụ công tác chọn tạo giống.
Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam