Chiếc xe Isuzu bán tải vượt quãng đường đèo dốc, đến cổng Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn (xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) thì dừng khựng lại. Những chiếc vòi phun nước khử trùng xối xả vào “xế hộp” để ngăn ngừa mầm bệnh từ bên ngoài lọt vào trạm. Muốn tiếp cận những chú lợn cụ kỵ đắt giá ở đây, các thành viên trong đoàn phải tắm gội sạch sẽ với dầu gội và xà phòng; mặc quần áo chuyên dụng và tuyệt đối tuân thủ quy định về chăn nuôi an toàn sinh học của trạm.
Những con lợn ông bà được nuôi dưỡng trong môi trường hoàn toàn sạch bệnh
Trạm lợn giống hạt nhân Kỳ Sơn (thuộc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương – Viện Chăn nuôi) có diện tích 33,4ha, được Bộ NN-PTNT cấp kinh phí đầu tư nhằm thực hiện chương trình "Cải tiến nâng cao chất lượng giống lợn đến năm 2020, tầm nhìn 2030" với mục tiêu nâng cao chất lượng giống lợn, góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Nơi đây đang nuôi giữ 250 cá thể lợn nái cụ kỵ và 40 cá thể lợn đực cụ kỵ thuộc 3 giống Landrace, Yorkshire và Duroc nhập từ Mỹ, Canada và Pháp. Ông Phạm Văn Phẩm, GĐ Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương cho biết, đây là những giống lợn có năng suất siêu sinh sản, được các chuyên gia, nhà khoa học bình tuyển kỹ lưỡng tại các quốc gia có ngành chọn tạo giống phát triển nhất thế giới.
Những con lợn ông bà được nuôi dưỡng trong môi trường hoàn toàn sạch bệnh
Sau khi nhập về Việt Nam (trọng lượng khoảng 40kg/con), số những con lợn cụ kỵ được nuôi tân đáo, sau đó đưa về trạm để chọn lọc những cá thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của Việt Nam để nhân thuần, sản xuất lợn nái ông bà, bố mẹ và lợn đực, chuyển giao cho sản xuất.
Quản lý chặt chẽ
Ông Phẩm hy vọng, trong thời gian tới trung tâm sẽ hoàn thành được những mục tiêu của chương trình cải tiến nâng cao chất lượng giống lợn, góp phần thực hiện thành công đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, lĩnh vực chăn nuôi nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. |
Nhận thức rõ vai trò của việc theo dõi đầy đủ số liệu về huyết thống, năng suất của đàn lợn trong chọn tạo giống, Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương đã hoàn chỉnh hệ thống ghi chép, theo dõi số liệu sinh sản và sinh trưởng của đàn lợn.
Đồng thời, xây dựng quy định về việc xăm tai, đánh số tai trên đàn lợn đảm bảo cho việc quản lý và theo dõi đàn lợn nuôi tại trung tâm nói riêng và đàn lợn giống cấp ra thị trường nói chung.
Bên cạnh việc sử dụng ước tính giá trị giống của các tính trạng trong công tác chọn giống, trung tâm còn chú trọng chọn lọc các đặc điểm ngoại hình của đàn lợn nhằm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, nhập các nguồn gen mới từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến nhằm đẩy nhanh tiến bộ di truyền trong quần thể...
Từ tháng 9/2015, trung tâm đã triển khai đề tài nghiên cứu đánh giá kết quả nuôi thích nghi đối với 90 con lợn nhập từ Pháp (Landrace gồm 40 cái và 5 đực; Yorkshire gồm 40 cái và 5 đực), 140 con lợn nhập từ Mỹ (Landrace gồm 60 cái và 10 đực; Yorkshire gồm 60 cái và 10 đực) và 60 con Duroc nhập từ Canada (50 cái và 10 đực) tại Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn. Kết quả, các giống lợn trên đã thích nghi tại Việt Nam, có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt.
Khu nuôi lợn nái cụ kỵ hậu bị tại Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn
Các giống lợn Landrace và Yorkshire nhập từ Pháp và Mỹ có tiềm năng sinh sản cao, số con sơ sinh tại lứa 1 đạt từ 11,90 đến 15,36 con/ổ. Khối lượng sơ sinh sống đạt từ 1,43 đến 1,56kg/con, khối lượng cai sữa đạt từ 6,41 đến 6,76kg/con.
Không ngừng nâng cao chất lượng giống Để kiểm soát an toàn dịch bệnh, cán bộ, công nhân viên của trạm phải tuân thủ quy chế làm việc nghiêm ngặt. Họ không được phép ra khỏi trại (trừ 8 ngày nghỉ liên tiếp trong 1 tháng). Việc dọn vệ sinh được thực hiện thường nhật, đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ. Nhờ đó, đàn lợn tại trạm không cần đến thuốc kháng sinh trị bệnh. Để đảm bảo con giống đạt chất lượng tốt nhất, mỗi con lợn nái sinh sản cụ kỵ và ông bà được trung tâm khai thác tối đa 6 lứa đẻ, sau đó thải loại. Mỗi con lợn đực chỉ được khai thác 2 năm là thải loại. |