Nông dân Việt đủ sức ứng dụng công nghệ mới

Nông dân Việt đủ sức ứng dụng công nghệ mới
Trong 2 ngày (23 và 24.6), tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn quốc tế Kinh doanh có trách nhiệm (RBF) về lương thực và nông nghiệp. Trong khuôn khổ diễn đàn, NTNN đã phỏng vấn với tiến sĩ Tan Siang Hee - Giám đốc điều hành - Tổ chức CropLife khu vực châu Á về việc sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

 

Tiến sĩ Tan Siang Hee cho biết: Chủ đề của hội thảo ngày hôm nay bàn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và một trong các giải pháp quan trọng đó là mang đến cho người nông dân các phương tiện và giải pháp nông nghiệp cải tiến giúp họ canh tác tốt hơn. Điều đầu tiên là tôi được biết Việt Nam đã hoàn thiện cơ bản hành lang pháp lý cơ bản cho việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và sẽ sớm ứng dụng sản xuất trên cây ngô. Tôi cho rằng, điều quan trọng ở đây ngoài việc giới thiệu công nghệ, đó là chúng ta có hệ thống và chính sách để các công nghệ đó có thể nhanh nhất đến với nông dân và giúp họ sử dụng các công nghệ ấy một cách chính xác và hiệu quả.

Chúng ta đang bàn về việc đưa các công nghệ mới đến với nông dân. Liệu người nông dân có đủ khả năng để sử dụng các công nghệ mới này hay không, đặc biệt là khi phần lớn nông dân Việt Nam còn đang rất khó khăn, nhất là về vốn?

 

Nong dan Viet du suc ung dung cong nghe moi
 
- Tôi nghĩ đây là câu hỏi phổ biến ở rất nhiều nước, như Ấn Độ, Indonesia… Tôi cho rằng, đây là câu chuyện về quả trứng và con gà, câu chuyện đầu tư. Tôi muốn lấy ví dụ, ở Campuchia nông dân ở đây sử dụng lại những hạt giống của mùa vụ trước và vì giống ngày càng bé đi với chất lượng không thực sự tốt, nên họ chỉ đạt được 1 tấn gạo/ha canh tác. Trong khi đó, với cùng một nguồn lực canh tác, kỹ thuật tại Việt Nam đạt được năng suất khoảng 7,8 tấn/ha. Chưa kể đến giá trị của các sản phẩm sau thu hoạch không tốt thì ở đây ta có thể thấy rằng, người nông dân Việt Nam canh tác với cùng công sức, thời gian và chuyên môn họ đang có thêm lợi nhuận từ 1 tấn để đầu tư giống cho vụ mùa sau, 2 tấn thêm bán ra họ có thể nuôi sống gia đình. 

Việc ứng dụng các công nghệ mới cũng có thể tiềm ẩn thêm những rủi ro, nhất là đối với những hộ nông dân nghèo, có quy mô sản xuất nhỏ. Vậy đâu là các rủi ro đối với họ?

- Tôi muốn nhấn mạnh thêm việc thiết lập đối tác giữa các đơn vị tư với các Chính phủ để tạo ra một cơ chế phù hợp và bền vững để hướng dẫn không chỉ về công nghệ mới, giải pháp mới cho người nông dân mà còn giúp định hướng các mô hình và nhu cầu canh tác, cũng như nâng cao tính cạnh tranh và đầu ra cho sản phẩm mà người nông dân sản xuất được.

Tại diễn đàn RBF lần này, ông có bài tham luận về sự cần thiết xây dựng một thể chế pháp lý hài hòa chung cho khu vực Đông Nam Á đối với các sản phẩm bảo vệ thực vật (BVTV). Vì sao ông lại chọn chủ đề này?

- Đối với các quốc gia Đông Nam Á, điều quan trọng tiếp theo cần làm đó là tạo điều kiện để các giải pháp nông nghiệp hiện đại có thể phát huy tối đa vai trò trong việc đảm bảo an ninh lương thực. Việt Nam đang tiến tới kỷ niệm 10 năm phát triển hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tôi cho rằng đây là một bước tiến nổi bật và rất đáng khích lệ không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn đối với toàn khu vực.

Các tổ chức về BVTV đang vận động để có thể gắn thể chế pháp lý hài hòa chung về BVTV trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong đó, cần đảm bảo cho nông dân trong khu vực Đông Nam Á có thể tiếp cận nhanh hơn với các giải pháp công nghệ nông nghiệp tiên tiến nhất; đẩy mạnh năng lực phát triển nông nghiệp cho cộng đồng kinh tế ASEAN thông qua hạn chế các rào cản thương mại và đầu tư song song với việc bảo vệ người nông dân tránh khỏi việc sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV kém chất lượng, khung đúng quy định và hàng giả - yếu tố chính làm giảm năng suất cây trồng và gây hại cho môi trường.

Xin cảm ơn ông!

Theo danviet.vn