Quản lý mycotoxin thành công

Mycotoxin là các chất độc được tạo ra tự nhiên trong quá trình trao đổi chất ở nấm. Các nhà máy TĂCN luôn giữ mức độ độc tố mycotoxin càng thấp càng tốt và tránh nhiễm độc đa mycotoxin.

Sự cần thiết

bệnh trên heo


Mycotoxin có thể nhiễm vào hạt (cốc) trước khi thu hoạch trong khi cây trồng vẫn còn ở trên đồng ruộng, và quá trình bảo quản hạt tại nhà máy sản xuất thức ăn hoặc ở trang trại có thể làm gia tăng nấm mốc. Sự phát triển của nấm mốc và quá trình sản xuất mycotoxin cũng có thể xảy ra ở cấp độ trang trại từ các kho chứa (silo), hệ thống vận chuyển và thức ăn gia súc đã được làm sạch không đúng cách. Việc sản sinh ra mycotoxin được tăng cường bởi các yếu tố như độ ẩm của cơ chất (10 - 20%), độ ẩm tương đối (> 70%), nhiệt độ (0 - 500 C, tùy thuộc vào loại nấm) và sự sẵn có của ôxy (Kanora và Maes, 2009). 

  

Các biện pháp ngăn ngừa  

Kiểm tra nguyên liệu thô: Để kiểm soát nồng độ mycotoxin hiệu quả, các nhà máy thường sử dụng hệ thống xét nghiệm nhanh chóng phân tích mycotoxin trong các thành phần nguyên liệu chưa có trong kho chứa. Các hệ thống xét nghiệm nhanh khác nhau phù hợp với các chất độc tố cũng như các loại nguyên liệu thức ăn khác nhau. Một khi mức độ nhiễm độc đã được biết, nhà máy có thể đánh giá tình trạng nhiễm độc mycotoxin của nguyên liệu và điều chỉnh liều lượng các thành phần nguyên liệu hiệu quả hơn, sử dụng chính xác các chế phẩm bất hoạt mycotoxin.
Kiểm nghiệm thức ăn thành phẩm: Khi một số nguyên liệu chiếm tỷ lệ không cao trong thành phầm (5 - 10%), có thể không được kiểm tra, điều này có khả năng khiến cho thức ăn bị nhiễm độc. Phương pháp kiểm tra sự hiện diện của mycotoxin trong thức ăn thành phẩm đã giải quyết vấn đề này. Từ những năm 1960, nhiều phương pháp phân tích đã được phát triển để kiểm tra mycotoxin trong thực phẩm cho con người và TĂCN do lo lắng độc tính này gây hại cho sức khoẻ con người và vật nuôi. Trong số đó, các phương pháp sắc ký lỏng mỏng (TLC), ELISA và dựa trên cảm biến miễn dịch (immunosensor) đã được sử dụng rộng rãi để phát hiện nhanh, còn các phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với sử dụng kỹ thuật phát hiện huỳnh quang (FD) cũng như phát hiện quang phổ khối lượng (MS) đã được sử dụng để xác nhận và tham khảo. Cần có phòng thí nghiệm tiêu chuẩn để thực hiện các phương pháp này. Nhược điểm lớn nhất ở đây là phân tích thức ăn thành phẩm tốn thời gian và hậu quả có thể là việc kiểm tra diễn ra đồng thời với việc cho vật nuôi ăn và kết quả phân tích được biết sau.
Sử dụng chất ức chế nấm mốc:Phương pháp giữ nhiệt và độ ẩm thấp trong kho chứa thức ăn, quạt thông gió thường xuyên sẽ ngăn ngừa sự nhiễm mycotoxin. Tuy nhiên, biện pháp bảo quản này khó có thể hoàn hảo, vì vậy, nên sử dụng chất ức chế nấm mốc.
Nhận biết các triệu chứng điển hình trên heo: Nhiễm độc mycotoxin không lây lan giữa các con vật mà thức ăn bị ô nhiễm là nguyên nhân chủ yếu. Chẩn đoán nhiễm mycotoxin thường rất khó khăn vì tác động của nó ở động vật rất đa dạng, có thể biểu hiện với các triệu chứng đặc hiệu hoặc không đặc hiệu như suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, xuất huyết hoặc giảm năng suất. Các triệu chứng bị nhiễm độc mycotoxin phụ thuộc không chỉ vào mức độ và loại mycotoxin, mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố như các loài, giới tính, môi trường, dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ của vật nuôi và các thực thể độc hại khác. Các triệu chứng không đặc hiệu xảy ra cả trên heo con và heo thịt, như giảm, bỏ ăn rất điển hình đối với trường hợp nhiễm độc deoxynivalenol (DON) và tiêu chảy. Được biết DON có khả năng làm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của đường ruột, như là giảm thiết diện tích bề mặt cần cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng và làm tăng chứng viêm ruột. Bỏ ăn và tiêu chảy khiến cho giảm tăng trọng hàng ngày và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn thấp ở heo đang lớn.
Hội chứng chân khoèo là nguyên nhân chính gây ra sự què quặt cho heo con đang bú do chức năng của cơ chân sau tạm thời bị mất ngay sau khi sinh, khiến heo không thể đi đứng (Papatsiros, 2012). Sinh lý học và sinh bệnh học của hội chứng chân khoèo rất phức tạp và vẫn chưa được hiểu rõ. Các yếu tố lây nhiễm có thể liên quan đến nguyên nhân đó. Virus SARS (PRRSV) gây ra sự suy giảm hệ sinh sản trầm trọng ở heo nái, đặc trưng bởi sự gia tăng số lượng thai chết lưu, con đẻ ra yếu, nhẹ cân và chân khoèo (Papatsiros và cộng sự, 2006). Heo con phơi nhiễm Fusarium mycotoxin - Fumonisin B1 (FB1) làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh tai xanh (PRRSV) (Bane và cộng sự, 1992). Các yếu tố quản lý và di truyền khác nhau có liên quan đến nguyên nhân gây ra hội chứng chân khoèo này, như gây đẻ bắt buộc, heo sơ sinh nhẹ cân, thời gian mang thai ngắn, sàn chuồng trơn trượt và phẩm giống (Ward, 1978). Thêm vào đó, dinh dưỡng cũng đóng vai trò trong bệnh này, một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây khoèo chân là sự thiếu hụt choline và methionine trong chế độ ăn của heo nái (Kornegay và Meacham, 1973). Việc bổ sung 3 g Choline và 5 g Methionine vào thức ăn hàng ngày cho heo nái không ảnh hưởng đến sự xuất hiện của hội chứng chân khoèo (Dobson, 1971). Cuối cùng, dinh dưỡng cũng tham gia vào các yếu tố sinh lý đặc biệt là độc tính của độc tố zearalenone. Sự nhiễm bẩn thức ăn ở heo nái với zearalenone trên 4 ppm có thể dẫn đến sự gia tăng số heo con sinh ra với chân khoèo (Kanora and Maes, 2009).
Áp dụng chất bất hoạt mycotoxin: Bước cuối cùng có thể áp dụng trong việc quản lý chất độc mycotoxin là sử dụng chất khử hoạt tính mycotoxin.    
 Võ Văn Sự

(Theo Nutriad.com)