Quản lý rau an toàn 'vừa mềm vừa rắn'

Quản lý rau an toàn 'vừa mềm vừa rắn'
Bên cạnh việc duy trì tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất rau an toàn (RAT), Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội Nguyễn Duy Hồng nhấn mạnh, phải áp dụng đồng bộ các biện pháp thanh kiểm tra và xử phạt hành chính...

 

Bên cạnh việc duy trì tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất rau an toàn (RAT), Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội Nguyễn Duy Hồng (ảnh) nhấn mạnh, phải áp dụng đồng bộ các biện pháp thanh kiểm tra và xử phạt hành chính mới đủ sức răn đe các tổ chức, cá nhân vi phạm.

22-39-34_20161123_1049550
 

Thưa ông, để có sản phẩm RAT trước hết người SX, doanh nghiệp phải thực hiện quy định pháp luật về sử dụng, kinh doanh vật tư nông nghiệp?

Quan điểm của cơ quan quản lý chúng tôi từ trước đến nay, doanh nghiệp, hộ SX phải chịu trách nhiệm về sản phẩm mình làm ra cũng như bán cho người tiêu dùng. Người SX và tất cả các đối tác đều tự quản, kiểm soát chéo nhau. Điều này được thể hiện trong các quy định pháp luật, đặc biệt tại điều 18 về việc xử lý an toàn thực phẩm (ATTP).

Tuy nhiên, để tạo ra chuỗi ATTP, trước hết phải có "chuỗi" lòng tin. Người tiêu dùng tin người kinh doanh, người kinh doanh tin người SX. Để có lòng tin ấy, chính người tiêu dùng phải tham gia vào chuỗi.

Theo đó, một nhóm người tiêu dùng, đại diện cho từng khu vực phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra SX. Người tiêu dùng có được lòng tin mới quan trọng, mới giúp bán được nhiều hàng cho doanh nghiệp, giúp cho người SX tiêu thụ được. Người tiêu dùng là khâu cuối nhưng lại khâu quyết định trong chuỗi. Nhưng để các chuỗi vận hành tốt nhất, các cơ quan chuyên môn như Chi cục BVTV Hà Nội phải kiểm soát chặt khâu SX và sử dụng kinh doanh thuốc BVTV.

Nhưng thực tế cho thấy, ở đâu chính quyền quyết liệt ở đó công tácc quản lý, kiểm soát ATTP tốt hơn?

Theo Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp, năm nay Hà Nội bắt đầu có chuyển biến rõ nét, bởi cấp xã mới nắm được thực tế cũng như chỉ đạo cho các bộ phận chuyên môn tuyên truyền, xử lý vi phạm tại chỗ. Cách xử lý đầu tiên là nhắc nhở, nếu tiếp tục vi phạm sẽ đưa lên đài truyền thanh, sau cùng là xử phạt tiền. Hiện cấp xã có thể phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng.

22-39-34_x_hong
Năm 2016 Hà Nội gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực quản lý rau an toàn
 

Kinh nghiệm cho thấy, không xử lý vi phạm không điều chỉnh được hành vi nhanh chóng được. Biện pháp "mềm" nâng cao được nhận thức, kỹ năng nhưng phải kèm theo chế tài "rắn" bằng công cụ xử lý hành chính ý thức của người SX mới chuyển biến nhanh được. Đơn cử tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, sau khi tiến hành xử phạt khoảng 10 hộ dân thì việc chấp hành rất nghiêm chỉnh.

Một trong những thành quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực RAT của Thủ đô năm 2016 là việc Chi cục BVTV Hà Nội xây dựng được các chuỗi và mô hình tự quản PGS. Mục tiêu định hướng trong năm 2017 như thế nào, thưa ông?

Năm 2017, chúng tôi tiếp tục duy trì 11 chuỗi và sẽ nâng lên 35 chuỗi, trong đói coi việc kiểm soát dư lượng thuốc BVTV là quan trọng nhất. Tiếp theo, từ việc ghi nhật ký, kết quả chúng tôi sẽ chuyển sang UBND xã để xử lý vi phạm, nếu có.

Bởi việc ghi chép nhật ký sử dụng thuốc, thời gian cách ly an toàn hoàn toàn có thể xử lý được vi phạm ngay. Chúng tôi trước khi xử phạt là tuyên truyền bằng rất nhiều kênh: truyền thanh, in màu hình ảnh các loại thuốc không được sử dụng trên rau, bà con sẽ không sử dụng thuốc đó, qua đó việc vượt dư lượng thuốc rất thấp, tiếp đến là tuyên truyền về việc phối trộn thuốc. Mục tiêu đến 2020, 90% vùng trồng rau của Hà Nội các mẫu phân tích đạt mức an toàn trong ngưỡng cho phép.

Để đạt được mục tiêu có ý nghĩa vô cùng to lớn đó, ngành BVTV có kiến nghị gì, thưa ông?

Thứ nhất, đề nghị UBND TP chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã làm việc đúng trách nhiệm quản lý nhà nước từ công tác tuyên truyền, kiểm tra cho đến chứng nhận, xử lý vi phạm.

22-39-34_dsc06801
Năm 2016 Hà Nội gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực quản lý rau an toàn
 

Thứ hai, đề nghị Sở NN-PTNT tăng cường phối hợp, chỉ đạo với các đơn vị, nhất là Thanh tra Sở trong việc thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã để tăng cường vai trò các cấp này lên.

Liên quan tới kiến thức, kỹ năng của nông dân, cần tăng cường cho nông dân tham gia các lớp học đồng ruộng về quản lý tiến bộ kỹ thuật không sử dụng thuốc. SX muốn an toàn nông dân phải có kiến thức. Không chỉ tuyên truyền các quy định pháp luật mà còn phải trang bị kiến thức và kết hợp với xử lý vi phạm.

Về phía Bộ NN-PTNT, hiện VietGAP rất bất cập, chỉ phù hợp với nông sản xuất khẩu, bởi VietGAP phải hài hòa với ASEAN GAP rồi URO GAP… chứ không thể sinh ra GAP rút gọn, giản tiện được vì mâu thuẫn. Hơn nữa, áp dụng cái này với nông dân không phù hợp do họ không ghi chép.

Đặc biệt, Bộ NN-PTNT nên sửa đổi Thông tư 41, tránh việc chỉ định người về lấy mẫu giống, phân bón, bởi lĩnh vực về môi trường, y tế, thuốc BVTV đã có quy chuẩn, tiêu chuẩn về lấy mẫu để tham chiếu rồi. Đằng này quy định tập huấn lấy mẫu mấy ngày, xong cấp cái chứng chỉ người lấy mẫu, sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng rất lớn tới việc thanh, kiểm tra xử lý.

Xin cảm ơn ông!

“Thực tế, giờ thanh tra kiểm tra đến cấp xã rồi mà hàng trăm cán bộ đều phải đi học, không biết học bao giờ cho xong. Theo tôi, việc lấy mẫu phải theo quy chuẩn, tiêu chuẩn các Bộ ban hành. Chỉ định người lấy mẫu là không đúng, không hài hòa, khiến tất cả các cấp ở dưới tạm dừng hết, vì chưa học chưa được cấp chứng chỉ là không được kiểm tra được lấy mẫu, nếu cố tình lấy mẫu xử lý vi phạm là lại sai”, ông Nguyễn Duy Hồng.

 

 
Theo Nguyễn Huân/nongnghiep.vn