Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm BALASA N01 để tạo đệm lót sinh học nuôi gà
- Thứ ba - 19/11/2013 21:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Quy trình kỹ thuật này quy định các điều kiện và khuyến nghị khi sử dụng chế phẩm BALASA N01 làm đệm lót sinh học chăn nuôi gà để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
1. Đối tượng vật nuôi
1.1. Giống gà: Tất cả các giống gà.
2. Loại hình chăn nuôi
2.1. Gà nuôi trực tiếp trên nền chuồng hở.
3. Nền chuồng
Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới nên làm nền chuồng đất nện, không láng lát phù hợp hơn và giảm chi phí xây dựng.
4. Độ dày đệm lót chuồng
4.1. Độ dày đệm lót đối với gà úm, nuôi thịt, gà giống: 7-10 cm.
5. Nguyên liệu làm chất độn
5.1. Cách lựa chọn nguyên liệu làm đệm lót: Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn, không độc, không gây kích thích đối với gà.
II. PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG NUÔI GÀ TRỰC TIẾP TRÊN NỀN (CHUỒNG KÍN HOẶC HỞ)
1. Cách 1: Rắc men trực tiếp lên đệm lót
1.1. Công thức: 1 kg chế phẩm BALASA N01 rắc cho đệm lót có diện tích từ 35 m2 trở xuống.
2. Cách 2: Tiến hành nhân men sau đó mới rắc lên đệm lót
2.1. Công thức: 1 kg chế phẩm BALASA N01 rắc cho diện tích đệm lót từ 35 m2-50 m2.
2.3. Chú ý
2.3.1. Làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 35–50m2 cần trộn BALASA N01 với bột ẩm, ủ chỗ ấm để lên men với mục đích làm tăng lượng men để có thể sử dụng cho diện tích chuồng nuôi rộng hơn, giảm chi phí men. Nhưng nếu diện tích chuồng nuôi nhỏ hoặc không muốn ủ men phức tạp thì rắc men thẳng như Cách 1.
III. KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT ĐỂ NUÔI GÀ LỒNG TẦNG
1. Loại chuồng: Áp dụng đối với chuồng nuôi có khoảng cách giữa sàn chuồng với đáy lồng khoảng 50 cm.
2. Nguyên liệu làm đệm lót: Dùng mùn cưa là phù hợp nhất.
3. Cách làm: Theo hướng dẫn ở Cách 1 và Cách 2 ở trên.
IV. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG
1. Chỉ cần rắc men 1 lần trong suốt quá trình nuôi, nhưng có thể định kỳ (trên 1 tháng/lần) bổ sung thêm chế phẩm BALASA N01 bằng cách đem 1 kg chế phẩm BALASA N01 trộn đều với 2 kg bột sắn hoặc mùn cưa rồi đem rắc cho 50 m2 nền chuồng.
2. Cứ sau một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để phân được phân hủy tốt hơn.
3. Chuồng nuôi phải thông thoáng để thoát mùi sinh ra từ quá trình tiêu hủy phân.
4. Tránh để nước uống và nước mưa hắt vào làm ướt đệm lót. Nếu thấy nước làm ướt đệm lót ở khu vực máng uống thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
5. Đệm lót lên men có khả năng khử trùng tốt nên không cần phun thuốc khử trùng định kỳ lên mặt đệm lót.
6. Vào tháng nóng nhất trong mùa hè phải có biện pháp chống nóng như mở toàn bộ cửa cho thông thoáng, làm đệm lót mỏng hơn để thoát hơi nóng nhanh.
7. Nếu nuôi gà với mật độ thích hợp, phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể dùng kéo dài hàng năm nhưng cần chú ý định kỳ bổ sung thêm men BALASA N01.
8. Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng 50 cm còn phía trên phải để thoáng. Đặc biệt trong mùa nóng, khi úm gà cần treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao gây bốc hơi nước làm gà bị nhiễm lạnh, ẩm, dễ bị bệnh.
V. CHỐNG NÓNG
1. Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi gà rất tốt, nhưng ở các tháng mùa hè cần có biện pháp chống nóng.
2. Không cần chống nóng đối với úm gà, gà thả vườn, nuôi gà ở chuồng kín và gà đẻ lồng tầng bởi lý do sau:
2.1. Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên sử dụng đệm lót chuồng để úm gà có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm.
3. Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi hướng thịt trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Thực hiện các cách sau:
3.1. Mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh cho gà bị stress nặng có thể bị chết do om nhiệt.
4. Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong những tháng nóng nhất có thể ngừng không sử dụng đệm lót./.
|