Sáng chế máy hỗ trợ nông dân việc đồng áng
- Thứ tư - 02/08/2017 21:06
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Dù chưa được học qua trường lớp về kỹ thuật cơ khí, nhưng qua quá trình mày mò, nghiên cứu, ông Dung đã chế tạo ra chiếc máy vặt lạc giúp nông dân giảm sức lao động nhiều lần so với làm thủ công. Sản phẩm của ông được nhiều khách hàng trong, ngoài tỉnh biết đến và tin tưởng đặt mua.
Sinh ra, lớn lên trong gia đình nông dân không có điều kiện học qua trường lớp đào tạo về kỹ thuật, để theo đuổi niềm đam mê, ông xin vào học nghề tại xưởng sửa chữa xe máy. Vốn thông minh lại ham học hỏi, chỉ sau một năm, ông Dung đã thạo việc và mở xưởng sửa chữa xe máy Tiến Dung. Thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân nên ông Dung luôn suy nghĩ làm sao để sáng chế ra những chiếc máy phục vụ nông nghiệp, cải tiến cách trồng trọt cũ, giúp giảm sức lao động, mà vẫn tăng năng suất cho người dân. Tháng 3/2014, ông Dung nghiên cứu và quyết tâm chế tạo chiếc máy vặt lạc. Sau hai năm mày mò, nghiên cứu, tận dụng những vật liệu trong quá trình sửa chữa xe máy, ông Dung đã chế tạo thành công máy vặt lạc.
Theo ông Dung, để hoàn thiện chiếc máy với các tính năng đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hạt lạc khi được quay qua hệ thống bánh răng không bị dập, vỡ, ông đã phải làm đi làm lại nhiều lần. Chiếc máy vặt lạc cấu tạo gồm khung máy được làm bằng thép không gỉ, hệ thống bánh răng, động cơ và hai khay đựng. Hiện nay, chiếc máy hoàn thiện với kích thước nhỏ gọn, giúp người dùng di chuyển dễ dàng và sử dụng trong mọi địa hình. Một chiếc máy vặt lạc có giá 3 triệu đồng.
Ông Dung cho biết, máy vặt lạc hoạt động rất đơn giản, phụ nữ hay người lớn tuổi cũng có thể sử dụng. Người dùng chỉ cần cắm điện, động cơ chạy tác động khiến hệ thống bánh răng chuyển động thông qua trục. Sau khi người sử dụng đưa gốc lạc vào, hệ thống bánh răng sẽ làm nhiệm vụ quay để hạt lạc rơi xuống khay sàng bằng lưới. Tại đây, hệ thống rung lắc giúp đất và rác nhỏ bám trên củ lạc rụng xuống khay bên dưới, còn củ sạch sẽ rơi ra ngoài. So với cách làm truyền thống, máy vặt lạc giúp giảm sức lao động gấp nhiều lần.
Tiếng lành đồn xa, dù chiếc máy mới hoàn thành nhưng nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đã biết đến và đặt mua máy. Chưa tự hài lòng, ông Dung đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chiếc máy với giá thành thấp hơn và nhỏ gọn hơn nữa để giúp người nông dân có thể dễ dàng sử dụng với chi phí rẻ hơn.
Ông Vũ Văn Tốn, xã Yên Mạc chia sẻ, gia đình ông có hơn 700m2 trồng lạc. Đến mùa thu hoạch, nếu vặt lạc bằng tay sẽ mất một tuần nhưng từ khi có chiếc máy vặt lạc của ông Dung, gia đình ông Tốn chỉ mất một giờ để vặt hết số lạc đã thu hoạch. Chiếc máy dễ sử dụng, giúp giảm năng suất lao động rất nhiều cho nông dân.
Không chỉ chế tạo máy vặt lạc, những năm qua, ông Dung còn sáng tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp, nổi bật là máy cấy không động cơ, thực hiện năm 2014-2015 được nhiều người ủng hộ. Sáng chế này của ông được tạo ra từ đồ phế liệu, xe máy cũ. Nếu như với phương pháp thủ công, một người trong một ngày chỉ cấy được một sào ruộng, với chiếc máy cấy không động cơ chỉ mất một giờ. Ông Dung cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu và chế tạo máy gieo vãi để phục vụ người dân trong việc đồng áng.
Phó Chủ tịch UBND xã Yên Mạc Phạm Hữu Thọ cho biết: Ngoài máy vặt lạc, nhiều sản phẩm do ông Dung sáng chế như máy cấy không động cơ, máy bơm nước, máy thái chuối đã giúp ích rất nhiều cho nông dân, giảm công lao động, cho hiệu quả cao. Xã đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình hỗ trợ ông Dung xây dựng hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ và tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, nhằm khuyến khích ông Dung cũng như người dân tham gia sáng kiến khoa học.
Nông dân Vũ Văn Dung hướng dẫn sử dụng máy cấy. Ảnh: Hải Yến/TTXVN |
Theo ông Dung, để hoàn thiện chiếc máy với các tính năng đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hạt lạc khi được quay qua hệ thống bánh răng không bị dập, vỡ, ông đã phải làm đi làm lại nhiều lần. Chiếc máy vặt lạc cấu tạo gồm khung máy được làm bằng thép không gỉ, hệ thống bánh răng, động cơ và hai khay đựng. Hiện nay, chiếc máy hoàn thiện với kích thước nhỏ gọn, giúp người dùng di chuyển dễ dàng và sử dụng trong mọi địa hình. Một chiếc máy vặt lạc có giá 3 triệu đồng.
Ông Dung cho biết, máy vặt lạc hoạt động rất đơn giản, phụ nữ hay người lớn tuổi cũng có thể sử dụng. Người dùng chỉ cần cắm điện, động cơ chạy tác động khiến hệ thống bánh răng chuyển động thông qua trục. Sau khi người sử dụng đưa gốc lạc vào, hệ thống bánh răng sẽ làm nhiệm vụ quay để hạt lạc rơi xuống khay sàng bằng lưới. Tại đây, hệ thống rung lắc giúp đất và rác nhỏ bám trên củ lạc rụng xuống khay bên dưới, còn củ sạch sẽ rơi ra ngoài. So với cách làm truyền thống, máy vặt lạc giúp giảm sức lao động gấp nhiều lần.
Kích thước chiếc máy nhỏ gọn, giúp người dùng di chuyển dễ dàng và sử dụng trong mọi địa hình. |
Ông Vũ Văn Tốn, xã Yên Mạc chia sẻ, gia đình ông có hơn 700m2 trồng lạc. Đến mùa thu hoạch, nếu vặt lạc bằng tay sẽ mất một tuần nhưng từ khi có chiếc máy vặt lạc của ông Dung, gia đình ông Tốn chỉ mất một giờ để vặt hết số lạc đã thu hoạch. Chiếc máy dễ sử dụng, giúp giảm năng suất lao động rất nhiều cho nông dân.
Không chỉ chế tạo máy vặt lạc, những năm qua, ông Dung còn sáng tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp, nổi bật là máy cấy không động cơ, thực hiện năm 2014-2015 được nhiều người ủng hộ. Sáng chế này của ông được tạo ra từ đồ phế liệu, xe máy cũ. Nếu như với phương pháp thủ công, một người trong một ngày chỉ cấy được một sào ruộng, với chiếc máy cấy không động cơ chỉ mất một giờ. Ông Dung cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu và chế tạo máy gieo vãi để phục vụ người dân trong việc đồng áng.
Phó Chủ tịch UBND xã Yên Mạc Phạm Hữu Thọ cho biết: Ngoài máy vặt lạc, nhiều sản phẩm do ông Dung sáng chế như máy cấy không động cơ, máy bơm nước, máy thái chuối đã giúp ích rất nhiều cho nông dân, giảm công lao động, cho hiệu quả cao. Xã đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình hỗ trợ ông Dung xây dựng hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ và tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, nhằm khuyến khích ông Dung cũng như người dân tham gia sáng kiến khoa học.