Thanh Hóa: Sản xuất lúa áp dụng công nghệ cao
- Thứ bảy - 29/06/2013 23:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng 26/6, tại cánh đầu mẫu lớn xã Hoằng Anh, TP. Thanh Hoá, người nông dân nơi đây và hàng chục cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tưng bừng xuống đồng bón phân, chuyển mạ, vận hành máy cấy... để gieo cấy 30 ha lúa vụ hè thu.
Một công nhân của công ty cho hay: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia cấy lúa diện tích lớn như thế này, đất được cày bừa kỹ nên máy cấy rất nhanh và đồng đều. Các khâu khác như bón phân, làm mạ khay đều được áp dụng một cách đồng bộ khoa học, nên công việc gieo cấy rất thuận lợi”.
Hộ ông Lê Văn Hùng, thôn Quan Nội, xã Hoằng Anh cho biết: “Việc làm bằng máy móc từ khâu làm đất đến gieo cấy như thế này rất nhanh so với những khâu làm đất thô sơ như trước đây, đặc biệt nó sẽ giúp chúng tôi tiết kiệm được nhiều thời gian để làm việc khác”.
Theo chia sẻ của anh Hùng, nhà có 5 sào, gia đình đã tham liên kết sản xuất áp dụng công nghệ cao với Công ty Tiến Nông. Theo cam kết, hộ dân chỉ góp đất, Công ty sẽ đầu tư từ A đến Z, sau khi thu hoạch hộ dân sẽ nhận 60kg thóc tươi/sào. “Ruộng ở nhiều thửa khác nhau, gia đình tôi giờ vợ đi làm công nhân, tôi đi lái xe, thành thử không có ai để làm cả, bỏ ruộng hoang thì không được, còn thuê người làm thì tính đi, tính lại không ăn thua gì. Nay công ty Tiến Nông đứng ra làm mô hình như thế này, gia đình thấy hợp lý nên tham gia ngay”.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông cho biết: “Đây là lần đầu tiên Công ty áp dụng công nghệ cao vào sản xuát lúa, với mục tiêu, giảm giá lúa thương phẩm xuống dưới 3.000đ/kg (nếu bán 5.000đ/kg thì nông dân còn lãi 2.000đ/kg), và tiết kiệm được nhiều thứ khác nữa”.
Đánh giá, nhìn nhận về cách làm này, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa chay hay, sản xuất lúa áp dụng công nghệ cao trên cánh đồng mẫu lớn là mô hình mới, tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao sáng tạo của Công ty Tiến Nông. Đề nghị đơn vị theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất, sinh trưởng, thu hoạch và tổng kết đánh giá hiệu quả để có cơ sở nhân rộng ra các cánh đồng khác trong tỉnh.
Một công nhân của công ty cho hay: “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia cấy lúa diện tích lớn như thế này, đất được cày bừa kỹ nên máy cấy rất nhanh và đồng đều. Các khâu khác như bón phân, làm mạ khay đều được áp dụng một cách đồng bộ khoa học, nên công việc gieo cấy rất thuận lợi”.
Cán bộ công ty đanh tổ chức bón phân và gieo cấy theo quy trình sản xuất đồng bộ |
Hộ ông Lê Văn Hùng, thôn Quan Nội, xã Hoằng Anh cho biết: “Việc làm bằng máy móc từ khâu làm đất đến gieo cấy như thế này rất nhanh so với những khâu làm đất thô sơ như trước đây, đặc biệt nó sẽ giúp chúng tôi tiết kiệm được nhiều thời gian để làm việc khác”.
Theo chia sẻ của anh Hùng, nhà có 5 sào, gia đình đã tham liên kết sản xuất áp dụng công nghệ cao với Công ty Tiến Nông. Theo cam kết, hộ dân chỉ góp đất, Công ty sẽ đầu tư từ A đến Z, sau khi thu hoạch hộ dân sẽ nhận 60kg thóc tươi/sào. “Ruộng ở nhiều thửa khác nhau, gia đình tôi giờ vợ đi làm công nhân, tôi đi lái xe, thành thử không có ai để làm cả, bỏ ruộng hoang thì không được, còn thuê người làm thì tính đi, tính lại không ăn thua gì. Nay công ty Tiến Nông đứng ra làm mô hình như thế này, gia đình thấy hợp lý nên tham gia ngay”.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông cho biết: “Đây là lần đầu tiên Công ty áp dụng công nghệ cao vào sản xuát lúa, với mục tiêu, giảm giá lúa thương phẩm xuống dưới 3.000đ/kg (nếu bán 5.000đ/kg thì nông dân còn lãi 2.000đ/kg), và tiết kiệm được nhiều thứ khác nữa”.
Đánh giá, nhìn nhận về cách làm này, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa chay hay, sản xuất lúa áp dụng công nghệ cao trên cánh đồng mẫu lớn là mô hình mới, tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao sáng tạo của Công ty Tiến Nông. Đề nghị đơn vị theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất, sinh trưởng, thu hoạch và tổng kết đánh giá hiệu quả để có cơ sở nhân rộng ra các cánh đồng khác trong tỉnh.
Thanh Tuấn Nguồn:kinhtenonghton.com.vn |