Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp: Vẫn chậm đổi mới
- Thứ ba - 25/07/2017 22:39
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sản xuất nhỏ lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp... khiến việc phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ứng dụng khoa học trong nông nghiệp là "chìa khóa" để thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tiếc rằng, nhiệm vụ này vẫn chậm được đổi mới, làm hạn chế đến hiệu quả, sức cạnh tranh của sản xuất.
Hạn chế, khó khăn
Kết quả nghiên cứu của Bộ NN&PTNT cho thấy, nếu ứng dụng khoa học và công nghệ tốt sẽ góp phần giúp ngành Nông nghiệp tăng trưởng từ 30 đến 40% tùy từng lĩnh vực. Con số này có thể cao hơn nếu đầu tư nhiều hơn và đẩy mạnh hơn việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Đơn cử như trong khâu chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng để thay thế giống nhập ngoại, nhờ sự quan tâm của bộ, ngành trung ương, từ chỗ phải nhập khẩu 70% giống cây trồng, vật nuôi, hiện nay nước ta chỉ còn nhập dưới 30%...
Hiệu quả từ ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp có lẽ không cần phải bàn thêm. Song, tiếc là việc ứng dụng này còn nhiều hạn chế, khó khăn. Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thanh Thủy, việc chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất thiếu đồng bộ từ khâu thiết kế, thi công, đào tạo lao động đến vận hành, quản lý hệ thống chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí không phát huy hiệu quả.
Không ít doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng nông sản. Chẳng hạn như bảo quản, chế biến gạo: Tỷ lệ thất thoát ở các khâu thu hoạch, vận chuyển, làm khô, xay xát, bảo quản chiếm hơn 12%, thiệt hại gần 800 triệu USD/năm. Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời (tỉnh An Giang) Huỳnh Văn Thòn cho biết, phần lớn doanh nghiệp chưa có dây chuyền máy móc chế biến gạo liên hoàn do vậy công suất chế biến chỉ từ 16 đến 20 tấn/giờ. Để có dây chuyền xay xát gạo hiện đại với công suất 80 tấn/giờ, doanh nghiệp phải chi phí hơn 6 tỷ đồng, con số này vượt quá khả năng của nhiều doanh nghiệp.
Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): Ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng đã có nhiều tiến bộ, nhưng thiếu bền vững. Thực trạng này là do năng lực quản lý, tài chính của cơ sở sản xuất thủy sản, nhất là của hộ gia đình hạn chế, chưa đủ điều kiện để đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ. Nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại được đầu tư nhưng chưa khai thác hiệu quả như: Sử dụng máy PCR trong chẩn đoán sớm các loại bệnh thủy sản, sử dụng máy dò ngang trong việc dò tìm và đánh giá đàn cá…
Đề xuất cơ chế phù hợp
Trước thực trạng một số lĩnh vực đã có công nghệ mới nhưng chậm, ít được chuyển giao vào sản xuất hoặc khoa học, công nghệ chưa tác động rõ nét đến nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo cục, vụ, viện đẩy mạnh nâng cao chất lượng nghiên cứu, chuyển giao. Trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như nhân tạo giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao... Các địa phương cũng đã ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người dân sản xuất nông sản hàng hóa, quy mô lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đơn cử như TP Hà Nội đã có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy hoạt động liên kết, ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ. Ở nhiều huyện, thị xã của thành phố đã áp dụng nhiều hơn những mô hình tiên tiến trong nông nghiệp như hệ thống nhà màng, nhà lưới có cấu trúc đơn giản, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao...
Tuy nhiên, trao đổi nội dung trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng: Sự nỗ lực của bộ, ngành trung ương và địa phương đáng ghi nhận nhưng chưa đủ, thời gian tới ngành Nông nghiệp tiếp tục lựa chọn ra các mô hình liên kết đề xuất Chính phủ cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Việc liên kết này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nông dân nâng cao thu nhập và nhà khoa học có động lực để nghiên cứu, phát triển công nghệ cao. Chính quyền địa phương xây dựng lộ trình và hỗ trợ đào tạo, tập huấn đội ngũ nông dân, doanh nghiệp, cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, bảo đảm có trình độ để tiếp thu, đáp ứng với trình độ, sự phát triển của công nghệ.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ khoa học công nghệ và khuyến nông theo hướng tập trung các sản phẩm chủ lực xuất khẩu, đặt hàng trực tiếp cho các đơn vị nghiên cứu; trong đó ưu tiên những nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học. Đồng thời, giải quyết các vấn đề thiết yếu như: Sản xuất giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng vật tư nông nghiệp, dự báo, phòng trừ dịch bệnh; xây dựng quy trình sản xuất tốt, quy chuẩn, tiêu chuẩn để nông nghiệp Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.
Kết quả nghiên cứu của Bộ NN&PTNT cho thấy, nếu ứng dụng khoa học và công nghệ tốt sẽ góp phần giúp ngành Nông nghiệp tăng trưởng từ 30 đến 40% tùy từng lĩnh vực. Con số này có thể cao hơn nếu đầu tư nhiều hơn và đẩy mạnh hơn việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Đơn cử như trong khâu chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng để thay thế giống nhập ngoại, nhờ sự quan tâm của bộ, ngành trung ương, từ chỗ phải nhập khẩu 70% giống cây trồng, vật nuôi, hiện nay nước ta chỉ còn nhập dưới 30%...
Hiệu quả từ ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp có lẽ không cần phải bàn thêm. Song, tiếc là việc ứng dụng này còn nhiều hạn chế, khó khăn. Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thanh Thủy, việc chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất thiếu đồng bộ từ khâu thiết kế, thi công, đào tạo lao động đến vận hành, quản lý hệ thống chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí không phát huy hiệu quả.
Không ít doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng nông sản. Chẳng hạn như bảo quản, chế biến gạo: Tỷ lệ thất thoát ở các khâu thu hoạch, vận chuyển, làm khô, xay xát, bảo quản chiếm hơn 12%, thiệt hại gần 800 triệu USD/năm. Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời (tỉnh An Giang) Huỳnh Văn Thòn cho biết, phần lớn doanh nghiệp chưa có dây chuyền máy móc chế biến gạo liên hoàn do vậy công suất chế biến chỉ từ 16 đến 20 tấn/giờ. Để có dây chuyền xay xát gạo hiện đại với công suất 80 tấn/giờ, doanh nghiệp phải chi phí hơn 6 tỷ đồng, con số này vượt quá khả năng của nhiều doanh nghiệp.
Theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): Ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng đã có nhiều tiến bộ, nhưng thiếu bền vững. Thực trạng này là do năng lực quản lý, tài chính của cơ sở sản xuất thủy sản, nhất là của hộ gia đình hạn chế, chưa đủ điều kiện để đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ. Nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại được đầu tư nhưng chưa khai thác hiệu quả như: Sử dụng máy PCR trong chẩn đoán sớm các loại bệnh thủy sản, sử dụng máy dò ngang trong việc dò tìm và đánh giá đàn cá…
Đề xuất cơ chế phù hợp
Trước thực trạng một số lĩnh vực đã có công nghệ mới nhưng chậm, ít được chuyển giao vào sản xuất hoặc khoa học, công nghệ chưa tác động rõ nét đến nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo cục, vụ, viện đẩy mạnh nâng cao chất lượng nghiên cứu, chuyển giao. Trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như nhân tạo giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao... Các địa phương cũng đã ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người dân sản xuất nông sản hàng hóa, quy mô lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đơn cử như TP Hà Nội đã có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy hoạt động liên kết, ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ. Ở nhiều huyện, thị xã của thành phố đã áp dụng nhiều hơn những mô hình tiên tiến trong nông nghiệp như hệ thống nhà màng, nhà lưới có cấu trúc đơn giản, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao...
Tuy nhiên, trao đổi nội dung trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng: Sự nỗ lực của bộ, ngành trung ương và địa phương đáng ghi nhận nhưng chưa đủ, thời gian tới ngành Nông nghiệp tiếp tục lựa chọn ra các mô hình liên kết đề xuất Chính phủ cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Việc liên kết này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nông dân nâng cao thu nhập và nhà khoa học có động lực để nghiên cứu, phát triển công nghệ cao. Chính quyền địa phương xây dựng lộ trình và hỗ trợ đào tạo, tập huấn đội ngũ nông dân, doanh nghiệp, cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, bảo đảm có trình độ để tiếp thu, đáp ứng với trình độ, sự phát triển của công nghệ.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT sẽ điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ khoa học công nghệ và khuyến nông theo hướng tập trung các sản phẩm chủ lực xuất khẩu, đặt hàng trực tiếp cho các đơn vị nghiên cứu; trong đó ưu tiên những nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học. Đồng thời, giải quyết các vấn đề thiết yếu như: Sản xuất giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng vật tư nông nghiệp, dự báo, phòng trừ dịch bệnh; xây dựng quy trình sản xuất tốt, quy chuẩn, tiêu chuẩn để nông nghiệp Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.