ZooProtein, giúp nhà nông tiết kiệm

ZooProtein, giúp nhà nông tiết kiệm
Sản xuất sinh khối giàu protein từ phế phẩm gia cầm là mô hình của Công ty của Nga - ZooProtein. Ðây cũng là Công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thức ăn từ côn trùng đầu tiên tại Nga.

Từ những ngày đầu kinh doanh, gia đình Istomin - người sáng lập ZooProtein đã có kế hoạch nuôi ruồi để sản xuất giòi làm mồi câu cá và sản phẩm khô cho các hãng thức ăn thú cưng. Nhận thấy thị trường này quá hẹp, Istomin đã quyết định chuyển hướng tập trung nghiên cứu vào các trang trại chăn nuôi với mục tiêu chính kinh doanh khối từ giòi và phát triển công nghệ tái chế rác thải khép kín tại trang trại gia cầm để sản xuất nguyên liệu thức ăn và phân bón. 

tiết kiệm chi phsi

Quy trình tự nhiên

Theo Alexey Istomin, Phó Giám đốc phát triển sản phẩm tại Công ty, điểm độc đáo của công nghệ này là mọi quy trình sản xuất đều diễn ra tự nhiên. Công ty đã chọn Lucilia Caesar, thường được gọi là nhặng xanh để tái chế rác thải gia cầm. Hệ thống sản xuất tại ZooProtein được chia thành nhiều khu vực biệt lập. Ðầu tiên là nhà nuôi nhặng. Tại đây, nhặng được cho ăn đường, sữa bột, uống nước đều đặn nên hàng ngày chúng đều đẻ trứng vào một khay chuyên dụng với thịt xay, làm từ thịt phế thải. Những khay trứng nhặng được thu hoạch 1 lần/ngày và vận chuyển đến khu nuôi ấu trùng. 

Tại cơ sở sản xuất ở Lipetsk Oblast, Công ty ZooProtein cho nuôi tới 5 triệu nhặng xanh và sẽ nâng con số này lên 20 triệu con một cách đúng trình tự. Với bầy nhặng đông đảo như trên, Công ty đã góp phần xử lý sạch sẽ phế thải từ những trại gia cầm quanh vùng. Trứng nhặng được ấp nở thành ấu trùng trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ các điều kiện khí hậu để có thể bắt đầu tham gia quy trình xử lý phế thải. Ấu trùng nhặng xanh có hệ tiêu hóa bên ngoài nên chúng sẽ giải phóng ra một chất bài tiết đặc biệt để khoáng hóa và làm lỏng các vật liệu tươi sống. Các cơ quan của ấu trùng chỉ hấp thu các chất có giá trị và axit amin. Toàn bộ quy trình này sẽ kéo dài trong 4 ngày và sau thời gian này, ấu trùng đã phát triển gấp 300 lần kích thước ban đầu. Ðó cũng là thời điểm, ZooProtein thu hoạch ấu trùng từ chấn nền đã được xử lỷ và chuyển tới khu vực sấy khô. 

Ngay sau khi được sấy khô, Công ty sẽ xay mịn ấu trùng nhặng xanh và sử dụng làm thức ăn gia cầm. Sinh khối của ấu trùng nhặng xanh chứa 50% protein và 30% chất béo. Trên 80% của chất béo này là axit béo không bão hòa nên có giá trị năng lượng cao hơn bột cá và khô đậu. Mặc dù có hàm lượng béo cao, sinh khối giàu protein sấy khô từ ấu trùng nhặn có thể bảo quản trong thời gian trên 1 năm mà không tăng hàm lượng axit và preoxit do sản phẩm này có chứa chất kháng ôxy hóa tự nhiên và các chất điều biến miễn dịch như chitin và melanin. 

ZooProtein đang lên kế hoạch đưa sản phẩm này vào thị trường nguyên liệu thức ăn cho gà, vịt, gà tây, chim cút... Ngoài ra, nhà sản xuất cũng đang thử nghiệm sản phẩm này trong chăn nuôi heo và các loài thủy sản có giá trị cao. 

Tiết kiệm chi phí

trại gia cầm tại Nga thường loại bỏ đi cơ số phế phẩm gồm đầu gà, phụ phẩm và nhiều thành phần khác. Luật của Nga bắt buộc một trang trại phải xử lý chất thải nên chi phí rất tốn kém. Chưa kể, những nguồn protein trong thức ăn gia cầm cũng rất đắt đỏ. Do đó, công nghệ của ZooProtein đã giúp các trang trại tiết kiệm được khoản chi phí này. 

Ngay tại website, ZooProtein cũng đưa ra phương pháp tính toán khoản chi phí mỗi trại nuôi sẽ tiết kiệm được khi lắp đặt hệ thống nuôi ấu trùng nhặng xanh. Trung bình, mỗi kg rác thải tái chế sẽ giúp một trang trại tiết kiệm 9 Rub (0,15 USD). Và phải mất gần 10 kg rác thải để sản xuất được 1 kg sinh khối giàu đạm. Chi phí sản xuất 1 kg sinh khối protein nhặng xanh hiện nay chỉ 0,5 USD nhưng con số còn có tiếp tục giảm khi Công ty hoàn thiện công nghệ. 

Tuy nhiên, theo Istomin, luật của Nga về an toàn thức ăn chăn nuôi không nhắc tới việc sử dụng côn trùng trong thức ăn chăn nuôi. ZooProtein đang nỗ lực thuyết phục các nhà quản lý tại Nga cũng như nông dân rằng sinh khối từ rác thải trại nuôi được tái chế bởi nhặng xanh là an toàn. Ðây không phải là một nhiệm vụ đơn giản bởi nhặng xanh luôn bị coi là loài vật mất vệ sinh và truyền nhiễm dịch bệnh. Tuy nhiên, Istomin sẽ quyết tâm thực hiện một cuộc cách mạng thay đổi cách nhìn nhận về loài vật này sau khi chia sẻ những kiến thức khoa học sau quy trình sản xuất. 

 

Tuấn Minh

(Theo International Poultry)