Bất ngờ từ vỏ đậu phộng

Bất ngờ từ vỏ đậu phộng
Vỏ đậu phộng thường được dùng làm thức ăn gia súc, đặc biệt là động vật nhai lại và thỏ, dù làm lượng xơ cao nhưng không phải động vật dạ dày lớn đều có thể cho ăn loại phụ gia này.

vo dau phong

 

Bò sữa

Vỏ đậu phộng không nhiễm độc tố nấm mốc aflatoxin đều có thể sử dụng làm nguồn thức ăn thô cho bò sữa. Nghiệm thức thức ăn chứa 50% vỏ đậu phộng và bìa giấy nghiền với tỷ trọng 20% khẩu phần ăn cho kết quả tương tự như nghiệm thức thức ăn chứa các nguồn chất xơ khác đã được thử nghiệm như vỏ trấu và giấy bìa nghiền.

Bò thịt

Nghiệm thức thức ăn chứa 5 - 30% vỏ đậu phộng có mức tăng trọng trung bình hàng ngày và đặc điểm thân thịt cao hơn nghiệm thức thức ăn ngô nghiền không chứa vỏ đậu phộng. Tuy nhiên, nghiệm thức thức ăn với tỷ lệ vỏ đậu phộng 10 - 20% tốt hơn cho tăng trọng của vật nuôi so với nghiệm thức thức ăn chứa 0% hoặc 30% vỏ đậu phộng. Nếu sử dụng đúng cách và thích hợp trong khẩu phần ăn, vỏ đậu phộng sẽ là nguồn phụ gia thức ăn hiệu quả với tất cả các loại bò thịt.

Heo

Vỏ đậu phộng giàu xơ nhưng không có nhiều giá trị dinh dưỡng trong chăn nuôi heo, ngoại trừ là nguồn xơ thô cho những đối tượng vật nuôi cần xơ cao.

Heo lứa và vỗ béo

Nghiên cứu đánh giá về 4 nguồn xơ nuôi vỗ béo heo cho thấy vỏ đậu phộng giúp vật nuôi tăng trọng hàng ngày tốt hơn so với lõi ngô, bột cỏ linh lăng và cỏ ốc trong nghiệm thức ăn chứa 4% hoặc 8% xơ thô. Do rất giàu xơ nên chỉ cần bổ sung tỷ lệ nhỏ vỏ đậu phộng trong khẩu phần ăn cho heo. Heo lứa và heo vỗ béo cho ăn khẩu phần chứa 7,5 - 22,5% vỏ đậu phộng sẽ có lượng ăn vào tăng và duy trì được năng suất.

Heo nái

Không có tác động xấu nào được quan sát thấy trên heo nái về năng suất sinh sản và khả năng tiết sữa khi cho heo nái chửa ăn tự do thức ăn có chứa tới 56% vỏ đậu phộng.
 

 Nguồn: nguoichannuoi.com