Năng suất nuôi heo là định hướng cho lợi nhuận?

Không phụ thuộc chi phí thức ăn hay giá heo như thế nào, lợi nhuận cũng sẽ thấp trừ khi năng suất được duy trì. Bất cứ nỗ lực nào để cắt giảm chi phí sẽ làm cho năng suất đầu ra bị ảnh hưởng và luôn luôn bị phản tác dụng.

Điều này không có nghĩa là chúng ta không ý thức được tầm quan trọng của chi phí, tuy nhiên, việc quản lý đầu vào cần phụ thuộc vào hiệu quả của tổng chi phí hơn là từng chi phí đơn lẻ. Nếu chi phí đầu tư đem lại khả năng sản xuất tốt thì đó là một cơ hội tuyệt vời để nâng cao lợi nhuận chung.

Giá thành sản xuất có thể giảm xuống tùy theo chi phí thức ăn và chí phí không phải thức ăn trong sản xuất. Giá trị của thành phần thức ăn trong giá thành sản suất không chỉ là chi phí thức ăn mà còn là hiệu quả mang lại khi sử dụng (tỉ lệ chuyển hóa thức ăn hoặc kg thức ăn/ kg cân nặng của heo). Thức ăn giá rẻ không hẳn sẽ đem lại chi phí thấp hơn nếu như hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém hơn.

Thành phần không phải thức ăn chính là chi phí lao động, thuế và điện nước, giấy phép, thú y… Các chi phí này thường cố định vì thế ảnh hưởng của chúng lên chi phí sản xuất phụ thuộc phần lớn vào số lượng heo sản xuất. Khi số lượng heo sản xuất tăng lên, trung bình số kg cân nặng heo cho các chi phí cố định này sẽ cao hơn, vì thế mà chi phí trên mỗi kg thịt heo được giảm xuống.

Hiệu quả tương tự trong chi phí thức ăn trên heo sinh sản. Khi sản xuất nhiều heo con/nái/năm hơn, chi phí thức ăn cho heo nái trên 1 kg giảm đi, và vì thế làm giảm chi phí sản xuất.

Vì thế, hai thành phần chính trong công thức này không phải là giá heo hay chi phí thức ăn, mà chính là số lượng heo sản xuất và hiệu quả sử dụng thức ăn.

 

Các nhà sản xuất heo có thể ít nhiều kiểm soát giá heo – được điều tiết bởi quy luật cung – cầu và có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện diễn ra trên thị trường thế giới hoặc ngay tại địa phương. Đây là 3 yếu tố chính quyết định lợi nhuận (theo thứ tự quan trọng):

Năng suất

Hiệu quả

Chi phí

Năng suất nghĩa là tổng lượng thịt heo được bán ra hoặc cân nặng. Điều này bị chi phối bởi số lượng heo được sản xuất/ nái/năm và cân nặng của heo khi được bán ra.

Gia tăng số lượng heo sản xuất 

Heo nái trong giai đoạn sinh sản nên được đưa vào một quy trình khép kín từ lúc giao phối đến giai đoạn chọn lọc cuối cùng. Những ngày nào heo nái không mang thai hoặc không đang trong giai đoạn tiết sữa đều được coi là ngày bị thất thoát (ngày trống), vì thế, những ngày này càng ít càng tốt.

 

Ba chỉ tiêu chính của năng suất heo nái luôn có mối liên hệ cùng nhau trong kết quả cuối cùng:

Số lần sinh sản (lứa đẻ/ nái/ năm)

Quy mô ổ đẻ (heo con sinh ra còn sống/ lứa đẻ)

Tỉ lệ sống sót (giai đoạn trước và sau cai sữa)

 

Cho rằng có 1300 kg thức ăn được sử dụng/ heo nái/ năm (bao gồm thức ăn cung cấp cho heo hậu bị giống) và 200 kg thức ăn / con heo từ lúc mới sinh đến lúc bán khi cân nặng đạt 90kg; năng suất tăng từ 15 lên 24 con heo/nái/năm, HFCR cải thiện được 11,5%. Dựa theo các kết quả trên và phối hợp với hiệu quả sản lượng trên các yếu tố không phải thức ăn, ảnh hưởng của chúng lên chi phí sản xuất.

Vì vậy, nếu không có những thay đổi về chi phí thức ăn hay bất cứ chi phí đầu vào nào, năng suất nái tăng từ 15 lên 24 con heo được bán/năm sẽ làm giảm 25 % giá thành sản xuất.

Vậy, điều gì quyết định năng suất của heo nái hay số lượng xuất chuồng? Câu trả lời là không có yếu tố riêng biệt nào. Đây là vấn đề liên quan đến tất cả các khía cạnh của quá trình sinh sản và tăng trưởng, cũng như những yếu tố khác có liên quan.

 

Các vấn đề chi tiết liên quan 3 yếu tố của năng suất sinh sản của heo nái gồm:

  • Mang thai
    • Chu kỳ lên giống/ phát hiện lên giống
    • Giao phối (số lượng, thời điểm phối, chất lượng, kỹ thuật)
    • Tỉ lệ thụ thai (quản lý, di chuyển, nhốt chung, stress)
    • Dưỡng thai (quản lý dinh dưỡng, sức khỏe, stress)
    • Những ngày chờ phối (mức độ phát hiện)
  • Quy mô ổ đẻ
  • Sự rụng trứng (di truyền / mức độ dinh dưỡng/ kích thích)
  • Thụ thai (kỹ thuật giao phối, chất lượng tinh dịch, thời điểm phối)
  • Sự đóng ổ trong tử cung (tử cung nguyên vẹn, kiểm soát stress)
  • Khả năng sống sót của thai (quản lý dinh dưỡng, chất độc, bệnh dịch)
  • Sự chết thai (quản lý dinh dưỡng, giám sát)
  • Lứa đẻ (cân đối)
  • Sống sót
    • Cân nặng khi sinh (dinh dưỡng vào giai đoạn cuối thai kỳ)
    • Cân nặng cai sữa (lượng sữa sản sinh)
    • Stress môi trường
    • Thách thức đối với sức khỏe
    • Quản lý (tỉ lệ không lên giống, vận động, nhốt riêng, giám sát, thời gian đáp ứng)

 

Sản xuất thịt heo

Nuôi dưỡng heo thịt giữ vai trò quan trọng đối với năng suất, giai đoạn này chiếm đến 80 % lượng thức ăn tiêu thụ, và cũng là giai đoạn quyết định kết quả cuối cùng.

Năng suất và hiệu quả đạt được tối đa khi heo phát triển tối ưu lượng nạc của cơ thể, đạt được ngưỡng cân nặng đáp ứng theo yêu cầu của thị trường và không bị thiệt hại. Muốn thế cần có sự gia tăng lượng nạc mỗi ngày.

 

Ảnh hưởng lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn bao gồm:

  • Tiềm năng gia tăng lượng nạc (kiểu di truyền, giới tính)
  • Thức ăn ăn vào (mức độ, tính ổn định)
  • Chất lượng thức ăn (mức tiêu hóa, sự cân bằng dinh dưỡng, vệ sinh)
  • Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn
  • Sức khỏe
  • Stress (thể chất, xã hội, môi trường)
  • Sự lãng phí thức ăn
  • Các yếu tố phát triển không đồng đều

 

Thành công của heo nuôi thịt không hoàn toàn độc lập với giai đoạn nuôi giống. Cân nặng khi sinh và cân nặng giai đoạn cai sữa là những yếu tố quyết định đến năng suất của heo. Điều này có hàm ý liên quan đến dinh dưỡng khi heo nái mang thai, sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cũng như khả năng tiết sữa của heo nái cho đến giai đoạn heo con cai sữa. Năng suất của heo nái bao gồm chất lượng heo con (cân nặng, sự đồng đều, thể chất) cũng như số lượng heo con được chọn lựa. Mycotoxin có trong thức ăn dành cho heo nái sẽ làm giảm sự phát triển của bào thai và hạn chế lượng sữa được sản sinh, hậu quả là làm cho heo con sinh ra ốm yếu.

 

Điều tôi muốn đề cập trong bài viết này là những hiểu biết về mặt lý thuyết về tỉ lệ lượng mô nạc, lượng thức ăn ăn vào và các thành phần của cơ thể trong hiệu quả chung. Hai yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả chuyển đổi thức ăn đó là sự phân bổ năng lượng cho việc duy trì và phát triển của heo, và thành phần của sự tăng trọng.

 

Duy trì và tăng trưởng

Theo khái niệm thực tế, năng lượng duy trì là năng lượng cần thiết đảm bảo sự sống của thú không tăng hay giảm cân. Đáp ứng được yêu cầu duy trì là việc vô cùng cần thiết đối với bất kỳ sự tăng trưởng nào. Trong sản xuất, thường xảy ra những thất thoát do heo chết, vì thế, chúng ta cần giảm thiểu tối đa lượng thức ăn duy trì để đạt được hiệu quả thức ăn cao nhất. Điều này đạt được thông qua việc thúc đẩy lượng thức ăn ăn vào càng nhiều càng tốt, để lượng thức ăn ăn vào đáp ứng đủ yêu cầu duy trì và phục vụ trực tiếp cho sự tăng trưởng.

Tại điểm duy trì, sự tăng trưởng ở mức bằng không và vì thế hiệu quả thức ăn được tính theo công thức: X thức ăn / 0 tăng trưởng = ∞ ( không xác định). Khi lượng thức ăn ăn vào tăng lên vượt qua ngưỡng này thì hiệu quả của thức ăn cũng tăng lên rất nhiều (nhìn Sơ đồ 2), đạt đến mức cao nhất lượng nạc được sản sinh.

Yêu cầu về duy trì thường được biểu thị là MAIN. Năng lượng cung cấp cho một ngày (DE - MJ/ ngày) = 0.5W0.75. Cho 80 kg thịt heo trưởng thành năng lượng duy trì cần khoảng 13 MJ DE/kg tương đương 1 kg thức ăn. Vì thế, kg thức ăn đầu tiên mỗi ngày cho heo không tạo sự tăng trưởng, nó chỉ đóng vai trò thành phần nền tảng của thức ăn, ảnh hưởng trực tiếp lên sự tăng trưởng. Vì thế, bất kỳ điều gì làm hạn chế lượng thức ăn ăn vào (sức khỏe, quản lý, cung cấp nước…) đều làm giảm mạnh hiệu quả của thức ăn.

 

Thành phần của các mô tăng trọng

Thành phần chính của các mô tăng trọng là mỡ và nạc. Thành phần nạc cần tiêu tốn năng lượng khoảng 10 MJ DE/kg trong khi thành phần mỡ thì cần cao hơn, 55 MJ DE/kg. Vì thế thành phần mỡ khá đắt nếu nói theo năng lượng tiêu tốn, hiệu quả của thức ăn đạt được tốt nhất khi lượng mỡ tạo thành được giảm tối đa.

Một khi lượng mô nạc tiềm năng đạt được ngưỡng thì việc thức ăn cung cấp vượt mức sẽ chuyển hóa trực tiếp thành mỡ và hiệu quả của thức ăn sẽ bắt đầu bị giảm.

Vì vậy, mức độ tối ưu của lượng thức ăn ăn vào nên thay đổi tùy theo di truyền và giới tính của heo, phụ thuộc vào năng suất tạo nạc của chúng.

Vì vậy, đâu là mục tiêu hợp lý cho hiệu quả thức ăn trong giai đoạn tăng trưởng? FCR (kg thức ăn/ kg cân nặng heo sống) có thể thay đổi từ 1,0 ở giai đoạn heo mới cai sữa cho đến 3,0 ở giai đoạn cuối quá trình trưởng thành.

 

Dựa trên năng lượng trung bình của chế độ ăn, FCR cân nặng từ giai đoạn cai sữa đến khi đưa vào lò mổ là:

13,0 MJ DE/kg = 2,17

13,5 MJ DE/kg = 2,09

14,0 MJ DE/kg = 2,01

 

Áp dụng mức năng lượng hiệu quả như trên chúng ta có thể dự kiến được HFCR (tỉ lệ chuyển đổi thức ăn trong đàn hoặc kg thức ăn/ kg cân nặng thịt được sản xuất).

 

Năng lượng tiêu tốn của heo từ giai đoạn cai sữa (6- 10 kg thể trọng) đến khi đưa vào lò mổ khoảng 94 kg x 28,2 MJ DE = 2650 MJ DE hoặc 192 kg của 13,8 MJ DE/kg thức ăn.

  • Thức ăn của nái/ năm = 1300 kg (bao gồm cả giai đoạn hậu bị)
  • Số heo con sản xuất/ heo nái/ năm = 24 heo
  • Thức ăn cho nái / heo được bán ra = 54 kg
  • Tổng thức ăn / heo được bán ra = 54 + 192 = 246 kg
  • Trọng lượng quầy thịt = 75 kg
  • HFCR = 3,28

 

Mặc dù giá trị này là có thể thực hiện được, nhưng kết quả ghi nhận từ sản xuất thương mại thường ở mức 3.5 – 3.8.

Nếu năng suất heo nái giảm, mức tăng trưởng chậm, hoặc mức độ heo mập tăng (vì bất cứ lý do gì), HCFR có thể dễ dàng tăng lên 4,5 – 5,0, điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm lợi nhuận.

Điều cần nói là lợi nhuận giữa 2 mô hình sản xuất này chênh lệch tới 4 lần chỉ do sự khác biệt về năng suất, hiệu quả sử dụng thức ăn trong khi giá thức ăn và giá heo là như nhau.

Theo Asian Pork