Tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại
- Chủ nhật - 05/10/2014 04:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhiều đơn vị Hội Làm vườn (HLV) các cấp tổ chức đại hội đúng thời hạn, đảm bảo dân chủ, công khai và trang trọng; chế độ sinh hoạt của các cấp Hội được duy trì với nhiều sáng tạo; phong trào kinh tế VAC phát triển mạnh, rộng khắp… là những điểm nổi bật trong hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 của HLV Việt Nam vừa được Ban Thường vụ T.Ư Hội khẳng định.
Trọng điểm năm nay là vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế VAC, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích
Ở địa phương, các tỉnh Hội tiếp tục vận động hội viên cải tạo ao hoang, vườn tạp và phối hợp với ngành nông nghiệp và PTNT xây dựng một số mô hình chuyển đổi đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng ngô, cây ăn quả đặc sản. Điển hình là các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Trà Vinh,… đã vận động hội viên cải tạo được hàng trăm hecta vườn tạp, ao hoang thành vườn cây ăn quả đặc sản (cam đường, thanh long ruột đỏ, quýt đường, bưởi da xanh,…).
Phong trào phát triển kinh tế VAC được các Hội vận động phát triển theo hướng nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm như: TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Chợ Mới (An Giang) xây dựng các HTX sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp đóng gói, chế biến, tiêu thụ. Phong trào này không chỉ phát triển ở khu vực ĐBSCL, nơi có nhiều vùng sản xuất VAC tập trung mà ngay cả ở khu vực Đồng bằng sông Hồng cũng có nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm. Điển hình là trại cá sấu của anh Trần Ngọc Hiếu, xã Thụy Duyên (Thái Thụy - Thái Bình) đã xây dựng mối liên kết với 300 cơ sở sản xuất ở 8 tỉnh phía Bắc gắn với chế biến, tiêu thụ cá sấu, hàng năm xuất ra thị trường trong và ngoài nước gần 50.000 con cá sấu, trị giá cả chục tỷ đồng.
Với vai trò là tổ chức tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở nông thôn, mặc dù nhiều tổ chức Hội chưa được UBND các tỉnh, thành phố giao kinh phí, nhưng đã chủ động đề xuất mô hình và phối hợp với các ban ngành trong tỉnh thực hiện. Một số HLV như Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn… chủ động lập phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và đã được chấp thuận, bố trí kinh phí triển khai ngay trong năm 2014. Một số địa phương như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Tĩnh… còn làm VAC tình nghĩa giúp cho nhiều hộ nghèo phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp giống cây trồng, vật nuôi miễn phí.
Kinh tế trang trại ngày càng đóng vai trò to lớn trong sản xuất hàng hóa tập trung và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên được chính quyền các địa phương khuyến khích mở rộng. Từ thực tế trên, HLV ở nhiều tỉnh đã kết nạp các chủ trang trại tham gia hoạt động của Hội thông qua các tổ chức câu lạc bộ (CLB) trang trại như: Hà Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP.Hồ Chí Minh… Hoạt động CLB trang trại là mô hình giúp các chủ trang trại trao đổi thông tin về thị trường, tiến bộ kỹ thuật và còn là nơi cung cấp dịch vụ kỹ thuật về giống, phân bón cho các hộ gia đình trong vùng.
Sinh hoạt CLB trang trại cũng được đổi mới và có hoạt động thiết thực như: Thanh Hóa tổ chức sinh hoạt với 120 hội viên và 2 chủ vườn từ Bến Tre, Tiền Giang với chủ đề “Liên kết phát triển cây ăn quả ở Thanh Hóa”. Nhiều chi hội CLB trang trại tổ chức sinh hoạt rất chặt chẽ như HLV Bắc Ninh, chỉ riêng 6 tháng đầu năm đã tổ chức trên 60 buổi sinh hoạt chi Hội cho 600 hội viên các CLB trang trại để phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ở cấp Trung ương, CLB trang trại và ngành nghề Việt Nam dù thành lập chưa đầy 1 năm nhưng đã thu hút được 1.200 chủ trang trại tham gia, tổ chức 100 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả, cây dược liệu. CLB cũng đã cung cấp giống cây ăn quả và cây làm thuốc (mít, bưởi da xanh, bơ, đinh lăng…). Dự kiến vào cuối tháng 11 tới, CLB sẽ đứng ra tổ chức hội chợ giới thiệu và quảng bá sản phẩm VAC của các chủ trang trại tại Hà Nội.
Ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương HLV Việt Nam, cho biết: “Thời gian tới, Trung ương Hội sẽ tiếp tục vận động và tuyên truyền để đưa chương trình phát triển kinh tế VAC do HLV thực hiện trở thành giải pháp chính nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới được ngân sách đầu tư. Chủ động phối hợp với các ban, ngành đề xuất đề tài, dự án và tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện. Trọng tâm chỉ đạo phong trào VAC là xây dựng mô hình sản xuất VAC có hiệu quả cao, đào tạo, tập huấn hội viên, chủ trang trại thực hiện sản xuất các sản phẩm VAC theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…, nâng cao chuỗi giá trị và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước”.
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, Ban Thường vụ T.Ư Hội rất mong lãnh đạo Hội các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp để kiểm điểm và đánh giá lại sau 1 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với HLV Việt Nam; giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với các tỉnh Hội và xây dựng kế hoạch phối hợp trong năm 2015 để tiếp tục thực hiện các mục tiêu đề ra.
Ở địa phương, các tỉnh Hội tiếp tục vận động hội viên cải tạo ao hoang, vườn tạp và phối hợp với ngành nông nghiệp và PTNT xây dựng một số mô hình chuyển đổi đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng ngô, cây ăn quả đặc sản. Điển hình là các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Trà Vinh,… đã vận động hội viên cải tạo được hàng trăm hecta vườn tạp, ao hoang thành vườn cây ăn quả đặc sản (cam đường, thanh long ruột đỏ, quýt đường, bưởi da xanh,…).
Phong trào phát triển kinh tế VAC được các Hội vận động phát triển theo hướng nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm như: TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Chợ Mới (An Giang) xây dựng các HTX sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp đóng gói, chế biến, tiêu thụ. Phong trào này không chỉ phát triển ở khu vực ĐBSCL, nơi có nhiều vùng sản xuất VAC tập trung mà ngay cả ở khu vực Đồng bằng sông Hồng cũng có nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm. Điển hình là trại cá sấu của anh Trần Ngọc Hiếu, xã Thụy Duyên (Thái Thụy - Thái Bình) đã xây dựng mối liên kết với 300 cơ sở sản xuất ở 8 tỉnh phía Bắc gắn với chế biến, tiêu thụ cá sấu, hàng năm xuất ra thị trường trong và ngoài nước gần 50.000 con cá sấu, trị giá cả chục tỷ đồng.
Với vai trò là tổ chức tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở nông thôn, mặc dù nhiều tổ chức Hội chưa được UBND các tỉnh, thành phố giao kinh phí, nhưng đã chủ động đề xuất mô hình và phối hợp với các ban ngành trong tỉnh thực hiện. Một số HLV như Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn… chủ động lập phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và đã được chấp thuận, bố trí kinh phí triển khai ngay trong năm 2014. Một số địa phương như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Tĩnh… còn làm VAC tình nghĩa giúp cho nhiều hộ nghèo phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp giống cây trồng, vật nuôi miễn phí.
Kinh tế trang trại ngày càng đóng vai trò to lớn trong sản xuất hàng hóa tập trung và áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên được chính quyền các địa phương khuyến khích mở rộng. Từ thực tế trên, HLV ở nhiều tỉnh đã kết nạp các chủ trang trại tham gia hoạt động của Hội thông qua các tổ chức câu lạc bộ (CLB) trang trại như: Hà Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP.Hồ Chí Minh… Hoạt động CLB trang trại là mô hình giúp các chủ trang trại trao đổi thông tin về thị trường, tiến bộ kỹ thuật và còn là nơi cung cấp dịch vụ kỹ thuật về giống, phân bón cho các hộ gia đình trong vùng.
Sinh hoạt CLB trang trại cũng được đổi mới và có hoạt động thiết thực như: Thanh Hóa tổ chức sinh hoạt với 120 hội viên và 2 chủ vườn từ Bến Tre, Tiền Giang với chủ đề “Liên kết phát triển cây ăn quả ở Thanh Hóa”. Nhiều chi hội CLB trang trại tổ chức sinh hoạt rất chặt chẽ như HLV Bắc Ninh, chỉ riêng 6 tháng đầu năm đã tổ chức trên 60 buổi sinh hoạt chi Hội cho 600 hội viên các CLB trang trại để phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ở cấp Trung ương, CLB trang trại và ngành nghề Việt Nam dù thành lập chưa đầy 1 năm nhưng đã thu hút được 1.200 chủ trang trại tham gia, tổ chức 100 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả, cây dược liệu. CLB cũng đã cung cấp giống cây ăn quả và cây làm thuốc (mít, bưởi da xanh, bơ, đinh lăng…). Dự kiến vào cuối tháng 11 tới, CLB sẽ đứng ra tổ chức hội chợ giới thiệu và quảng bá sản phẩm VAC của các chủ trang trại tại Hà Nội.
Ông Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương HLV Việt Nam, cho biết: “Thời gian tới, Trung ương Hội sẽ tiếp tục vận động và tuyên truyền để đưa chương trình phát triển kinh tế VAC do HLV thực hiện trở thành giải pháp chính nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới được ngân sách đầu tư. Chủ động phối hợp với các ban, ngành đề xuất đề tài, dự án và tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện. Trọng tâm chỉ đạo phong trào VAC là xây dựng mô hình sản xuất VAC có hiệu quả cao, đào tạo, tập huấn hội viên, chủ trang trại thực hiện sản xuất các sản phẩm VAC theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…, nâng cao chuỗi giá trị và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước”.
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, Ban Thường vụ T.Ư Hội rất mong lãnh đạo Hội các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp để kiểm điểm và đánh giá lại sau 1 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với HLV Việt Nam; giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với các tỉnh Hội và xây dựng kế hoạch phối hợp trong năm 2015 để tiếp tục thực hiện các mục tiêu đề ra.
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn