“Chúng ta có tiền mà không tiêu hết được”
- Thứ năm - 15/06/2017 04:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết như vậy trước chất vấn về việc chậm giải ngân, ách tắc vốn có thể kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế...
Chính phủ nhận trách nhiệm
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhìn nhận đầu tư công dàn trải, chưa hiệu quả, phân bổ vốn chậm trước hết thuộc trách nhiệm của Chính phủ.
“Thực tế là chúng ta có tiền mà không tiêu hết được, đó chính là nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế không đạt như kỳ vọng. Dù tốc độ giải ngân năm nay đã cao hơn những năm trước song vẫn thấp so với nhu cầu thực tế. Trách nhiệm này thuộc về Chính phủ, chúng tôi nhận trách nhiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giải ngân chậm, theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, đó là việc thực hiện Luật Đầu tư công (có hiệu lực năm 2015) còn lúng túng, chưa có kinh nghiệm, chưa có kế hoạch sắp xếp xem dự án nào cấp bách hay cái ít quan trọng để phân bổ phù hợp. Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, tổng vốn nguồn đầu tư là 2 triệu tỷ đồng, giảm 200.000 tỷ đồng so với phương án đưa ra cuối năm 2016. Do đó các địa phương mất nhiều thời gian rà soát, sắp xếp theo các trình tự đầu tư dự án.
“Mục tiêu của Luật Đầu tư công đó là nhằm tránh thất thoát, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp song thực tế đúng như các đại biểu đã nêu, luật cũng làm phát sinh các thủ tục làm cản trở giải ngân vốn đầu tư công”, Phó thủ tướng nói và cho biết có tình trạng các bộ ngành, địa phương thích ôm việc, việc nào cũng to, cũng muốn làm, không phân quyền cho cấp dưới.
Về việc ách tắc vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội thông qua, hiện 88% vốn đã được giải ngân, còn 200.000 tỷ đồng chưa giải ngân. Số vốn này chủ yếu là thuộc các dự án chưa đủ thủ tục, đường ven biển, vốn cho các công trình trọng điểm như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam…
Việc xây dựng kế hoạch vốn trung hạn cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài theo các hiệp định đã ký kết khoảng 300.000 tỷ đồng trong kế hoạch 5 năm tới, trên thực tế vừa qua đã phân bổ 243.000 tỷ đồng, số dự phòng đang để lại là 57.000 tỷ đồng.
“Từ nay tới cuối năm khó giải ngân hết số vốn 50.000 tỷ đồng Quốc hội thông qua kế hoạch trung hạn 2016 - 2020. Do đó, Bộ đã đề xuất giảm trái phiếu Chính phủ năm 2017 xuống để giảm vốn vay, đảm bảo bội chi ở mức 172.000 tỷ đồng”, ông Dũng nêu.
Ông Dũng nhấn mạnh công tác chuẩn bị đầu tư dự án đang có vấn đề, nhiều năm trước vốn thực tế thường gấp 3 lần so với đề xuất dẫn tới mất cân đối, đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả. Sau khi Luật Đầu tư công ra đời, số lượng dự án giảm từ 15.000 dự án/năm (giai đoạn 2012-2013) xuống còn 5.000 dự án/năm, từ đó việc đầu tư, quản lý, giám sát được chặt chẽ hơn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc giải ngân vốn, thu xếp vốn đầu tư còn chậm trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Trong thời gian tới Bộ sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân để các địa phương chuẩn bị có kế hoạch đầu tư 2018-2019.
Truy trách nhiệm...
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận được nhiều chất vấn đòi truy trách nhiệm trong việc để vốn đầu tư ách tắc, nguy cơ kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế trong về lâu dài.
Bộ trưởng Dũng thừa nhận có hai trách nhiệm đó là việc tham mưu cơ chế chính sách chưa đưa ra đầy đủ, và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phát hiện các trường hợp thất thoát. Vấn đề thất thoát, lãng phí trong đầu tư công đã được khắc phục một phần nhờ các luật và nghị định hướng dẫn mới, nhưng chưa triệt để và vẫn còn nhiều bất cập.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn ở chỗ chậm làm thủ tục hồ sơ trình ra Quốc hộ trong kỳ này và dời sang kỳ họp tới. Vì vậy chưa phân bổ được nguồn vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia như cao tốc Bắc - Nam vốn 14 tỷ USD, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở Tp.HCM…
Lý giải việc phân bổ vốn ODA chậm, Bộ trưởng Dũng phân trần, thủ tục dự án thay đổi qua từng thời kỳ trước đây giải ngân theo thực tế, cam kết với nhà tài trợ, nay chuyển sang giải ngân theo kế hoạch.
“Trách nhiệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư không thuộc về việc phân bổ. Hoàn toàn không còn cơ chế xin cho, toàn bộ dự án do các bộ ngành quyết định”, ông Dũng cho hay.
Để đẩy nhanh tiến độ hiệu quả đầu tư công, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt. Tốc độ giải ngân 3 tháng cuối năm 2016 đã tăng gấp 3 lần so với đầu năm. Năm 2017, 5 tháng đầu năm đã giải ngân được 24% vốn đã giao, tăng so với cùng kỳ, song vẫn chậm.
Hiện Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như yêu cầu bộ, ngành địa phương tiếp tục đấu thầu xây dựng, tăng cường phân cấp hơn nữa, đồng thời đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng; rà soát bất cập trong văn bản pháp luật hướng dẫn; xử lý cán bộ tham mưu các cấp làm chậm giải ngân, gây thất thoát.
Do đó, Chính phủ mong các đại biểu Quốc hội quan tâm, giám sát thường xuyên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Theo http://vneconomy.vn
Trong phiên họp ngày 15/6, nhiều biểu Quốc hội đã chất vấn, tranh luận về hiệu quả đầu tư công, ách tắc vốn dẫn đến nguy cơ suy giảm tăng trưởng trong năm 2017 và nhiều năm sắp tới. Chính phủ nhận trách nhiệm
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhìn nhận đầu tư công dàn trải, chưa hiệu quả, phân bổ vốn chậm trước hết thuộc trách nhiệm của Chính phủ.
“Thực tế là chúng ta có tiền mà không tiêu hết được, đó chính là nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế không đạt như kỳ vọng. Dù tốc độ giải ngân năm nay đã cao hơn những năm trước song vẫn thấp so với nhu cầu thực tế. Trách nhiệm này thuộc về Chính phủ, chúng tôi nhận trách nhiệm để làm tốt hơn trong thời gian tới”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giải ngân chậm, theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, đó là việc thực hiện Luật Đầu tư công (có hiệu lực năm 2015) còn lúng túng, chưa có kinh nghiệm, chưa có kế hoạch sắp xếp xem dự án nào cấp bách hay cái ít quan trọng để phân bổ phù hợp. Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, tổng vốn nguồn đầu tư là 2 triệu tỷ đồng, giảm 200.000 tỷ đồng so với phương án đưa ra cuối năm 2016. Do đó các địa phương mất nhiều thời gian rà soát, sắp xếp theo các trình tự đầu tư dự án.
“Mục tiêu của Luật Đầu tư công đó là nhằm tránh thất thoát, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp song thực tế đúng như các đại biểu đã nêu, luật cũng làm phát sinh các thủ tục làm cản trở giải ngân vốn đầu tư công”, Phó thủ tướng nói và cho biết có tình trạng các bộ ngành, địa phương thích ôm việc, việc nào cũng to, cũng muốn làm, không phân quyền cho cấp dưới.
Về việc ách tắc vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội thông qua, hiện 88% vốn đã được giải ngân, còn 200.000 tỷ đồng chưa giải ngân. Số vốn này chủ yếu là thuộc các dự án chưa đủ thủ tục, đường ven biển, vốn cho các công trình trọng điểm như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam…
Việc xây dựng kế hoạch vốn trung hạn cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài theo các hiệp định đã ký kết khoảng 300.000 tỷ đồng trong kế hoạch 5 năm tới, trên thực tế vừa qua đã phân bổ 243.000 tỷ đồng, số dự phòng đang để lại là 57.000 tỷ đồng.
“Từ nay tới cuối năm khó giải ngân hết số vốn 50.000 tỷ đồng Quốc hội thông qua kế hoạch trung hạn 2016 - 2020. Do đó, Bộ đã đề xuất giảm trái phiếu Chính phủ năm 2017 xuống để giảm vốn vay, đảm bảo bội chi ở mức 172.000 tỷ đồng”, ông Dũng nêu.
Ông Dũng nhấn mạnh công tác chuẩn bị đầu tư dự án đang có vấn đề, nhiều năm trước vốn thực tế thường gấp 3 lần so với đề xuất dẫn tới mất cân đối, đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả. Sau khi Luật Đầu tư công ra đời, số lượng dự án giảm từ 15.000 dự án/năm (giai đoạn 2012-2013) xuống còn 5.000 dự án/năm, từ đó việc đầu tư, quản lý, giám sát được chặt chẽ hơn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc giải ngân vốn, thu xếp vốn đầu tư còn chậm trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Trong thời gian tới Bộ sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân để các địa phương chuẩn bị có kế hoạch đầu tư 2018-2019.
Truy trách nhiệm...
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận được nhiều chất vấn đòi truy trách nhiệm trong việc để vốn đầu tư ách tắc, nguy cơ kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế trong về lâu dài.
Bộ trưởng Dũng thừa nhận có hai trách nhiệm đó là việc tham mưu cơ chế chính sách chưa đưa ra đầy đủ, và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phát hiện các trường hợp thất thoát. Vấn đề thất thoát, lãng phí trong đầu tư công đã được khắc phục một phần nhờ các luật và nghị định hướng dẫn mới, nhưng chưa triệt để và vẫn còn nhiều bất cập.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn ở chỗ chậm làm thủ tục hồ sơ trình ra Quốc hộ trong kỳ này và dời sang kỳ họp tới. Vì vậy chưa phân bổ được nguồn vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia như cao tốc Bắc - Nam vốn 14 tỷ USD, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở Tp.HCM…
Lý giải việc phân bổ vốn ODA chậm, Bộ trưởng Dũng phân trần, thủ tục dự án thay đổi qua từng thời kỳ trước đây giải ngân theo thực tế, cam kết với nhà tài trợ, nay chuyển sang giải ngân theo kế hoạch.
“Trách nhiệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư không thuộc về việc phân bổ. Hoàn toàn không còn cơ chế xin cho, toàn bộ dự án do các bộ ngành quyết định”, ông Dũng cho hay.
Để đẩy nhanh tiến độ hiệu quả đầu tư công, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt. Tốc độ giải ngân 3 tháng cuối năm 2016 đã tăng gấp 3 lần so với đầu năm. Năm 2017, 5 tháng đầu năm đã giải ngân được 24% vốn đã giao, tăng so với cùng kỳ, song vẫn chậm.
Hiện Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như yêu cầu bộ, ngành địa phương tiếp tục đấu thầu xây dựng, tăng cường phân cấp hơn nữa, đồng thời đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng; rà soát bất cập trong văn bản pháp luật hướng dẫn; xử lý cán bộ tham mưu các cấp làm chậm giải ngân, gây thất thoát.
Do đó, Chính phủ mong các đại biểu Quốc hội quan tâm, giám sát thường xuyên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.