Hà Nội: Quản lý kém, vi phạm đất nông nghiệp vẫn tràn lan
- Thứ tư - 06/08/2014 23:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thực hiện Chỉ thị số 04 ngày 14/1/2014 của Ủy ban Nhân dân thành phố về tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công, đơn vị này đã tổ chức các đoàn thanh tra và phát hiện nhiều "khoảng tối" liên quan đến tình trạng chuyển nhượng, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Kết quả thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, phần lớn các phường trên địa bàn thành phố đang quản lý diện tích đất nông nghiệp trên hệ thống bản đồ hiện trạng được xây dựng từ giai đoạn 1993-1998, trong khi công tác lập sổ theo dõi biến động chưa được quan tâm; các tài liệu, hồ sơ giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân cũng không được lưu giữ đầy đủ.
Theo nhận định của ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, những hạn chế nêu trên là nguyên nhân dẫn đến việc để xảy ra tình trạng chuyển nhượng và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao nhiệm vụ giữa Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường và cán bộ địa chính qua các thời kỳ cũng chưa bàn giao hồ sơ quản lý đất nông nghiệp, làm cơ sở xác định trách nhiệm quản lý và xử lý khi phát sinh các công trình xây dựng trái phép đã dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, đưa vụ việc vi phạm thành những tồn tại lâu năm, khó khăn cho việc xử lý vi phạm.
Cụ thể, qua thanh tra 3.638 ha đất nông nghiệp tại các quận, huyện, có tới 698 ha đất vi phạm. Thậm chí, một số xã, thị trấn còn buông lỏng quản lý đất công ích, không lập hồ sơ quản lý đối với đất nông nghiệp công ích, để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép nhưng không có biện pháp xử lý.
Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho rằng, hầu hết các quận, huyện đã triển khai nghiêm túc Chỉ thị 04 nên công tác quản lý nhìn chung tiến bộ hơn. Các vi phạm ngày càng giảm đi, đặc biệt, các vụ vi phạm nghiêm trọng, đông người giảm bớt, vi phạm chủ yếu tập trung vào các hộ gia đình, đang phải giải quyết do lịch sử để lại.
Tuy nhiên, công tác phát hiện và xử lý vi phạm, nhất là xử lý trật tự xây dựng vẫn chưa quyết liệt. Hơn thế, có những sự việc báo chí, cử tri phản ánh nhưng địa phương chưa giải quyết đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra của các địa phương còn hạn chế, nhiều lúc xử lý còn chậm, lúng túng, có trường hợp né tránh, đùn đẩy, ngại va chạm.
Chính vì thế, “trong thời gian tới, các quận, huyện, phường, xã phải làm quyết liệt hơn nữa; phải tập trung rà soát toàn bộ đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông, rà soát hồ sơ để quản lý. Khi có dữ liệu đầy đủ, các địa phương phải tập trung phân loại và đẩy mạnh việc cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp,” Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh.
Đối với các trường hợp vi phạm, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh yêu cầu các quận, huyện phải thanh, kiểm tra, xử lý, đặc biệt vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Cùng với đó, các địa phương phải kiên quyết xử lý người gây ra vi phạm đồng thời chủ tịch xã/phường phải chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết các vi phạm này.
“Trên cơ sở đó, địa phương nào có vi phạm, chủ tịch phường, xã ở đó phải đích thân đến giải quyết và chịu trách nhiệm,” Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh./.
Hùng VõTheo nhận định của ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, những hạn chế nêu trên là nguyên nhân dẫn đến việc để xảy ra tình trạng chuyển nhượng và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao nhiệm vụ giữa Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường và cán bộ địa chính qua các thời kỳ cũng chưa bàn giao hồ sơ quản lý đất nông nghiệp, làm cơ sở xác định trách nhiệm quản lý và xử lý khi phát sinh các công trình xây dựng trái phép đã dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, đưa vụ việc vi phạm thành những tồn tại lâu năm, khó khăn cho việc xử lý vi phạm.
Cụ thể, qua thanh tra 3.638 ha đất nông nghiệp tại các quận, huyện, có tới 698 ha đất vi phạm. Thậm chí, một số xã, thị trấn còn buông lỏng quản lý đất công ích, không lập hồ sơ quản lý đối với đất nông nghiệp công ích, để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép nhưng không có biện pháp xử lý.
Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho rằng, hầu hết các quận, huyện đã triển khai nghiêm túc Chỉ thị 04 nên công tác quản lý nhìn chung tiến bộ hơn. Các vi phạm ngày càng giảm đi, đặc biệt, các vụ vi phạm nghiêm trọng, đông người giảm bớt, vi phạm chủ yếu tập trung vào các hộ gia đình, đang phải giải quyết do lịch sử để lại.
Tuy nhiên, công tác phát hiện và xử lý vi phạm, nhất là xử lý trật tự xây dựng vẫn chưa quyết liệt. Hơn thế, có những sự việc báo chí, cử tri phản ánh nhưng địa phương chưa giải quyết đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra của các địa phương còn hạn chế, nhiều lúc xử lý còn chậm, lúng túng, có trường hợp né tránh, đùn đẩy, ngại va chạm.
Chính vì thế, “trong thời gian tới, các quận, huyện, phường, xã phải làm quyết liệt hơn nữa; phải tập trung rà soát toàn bộ đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông, rà soát hồ sơ để quản lý. Khi có dữ liệu đầy đủ, các địa phương phải tập trung phân loại và đẩy mạnh việc cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp,” Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh.
Đối với các trường hợp vi phạm, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh yêu cầu các quận, huyện phải thanh, kiểm tra, xử lý, đặc biệt vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Cùng với đó, các địa phương phải kiên quyết xử lý người gây ra vi phạm đồng thời chủ tịch xã/phường phải chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết các vi phạm này.
“Trên cơ sở đó, địa phương nào có vi phạm, chủ tịch phường, xã ở đó phải đích thân đến giải quyết và chịu trách nhiệm,” Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh./.
Theo vietnamplus.vn