Khen sao cho khéo?
- Thứ ba - 17/06/2014 20:58
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
• Nhân viên được biết về những gì mình đã làm tốt, nên sẽ dễ dàng lặp lại điều ấy trong tương lai.
• Nhân viên cảm thấy có động lực và chuyên tâm hơn trong công việc.
• Có được một cái nhìn tích cực hơn, thay vì chỉ thấy toàn là vấn đề buồn chán, sẽ làm cho không khí nơi làm việc lạc quan, hứa hẹn hơn.
Trước khi lên tiếng khen
Người quản lý thường phải tự trả lời với mình sáu câu hỏi, đại để như sau:
(1) Ai là người mà lúc này đây mình đánh giá cao ở nơi làm việc? Lý do vì sao?
(2) Mức độ thường xuyên mà mình đã có lời khen nhân viên ra sao?
(3) Thường thì mình có lời khen nhân viên vào những thời điểm nào? Mình còn có thể thay đổi thói quen đó không?
(4) Lời khen lâu nay của mình có đặc điểm ra sao? Mình có định nêu sự khác biệt mà nhân viên đã làm được không?
(5) Mình có thấy khác biệt gì trong quan hệ công việc khi thường xuyên có lời khen như vậy không?
(6) Cách mà mình đã thường xuyên nói về những việc nhân viên đã làm đúng là như thế nào?
Lời khen sẽ dẫn đến thành công
Những nghiên cứu gần đây cũng có những kết luận tương tự. Tỷ lệ nghỉ việc giảm đi, mức độ giữ chân được nhân viên tăng lên là do nhân viên có cảm nhận họ gắn bó hơn với doanh nghiệp, có động lực hơn để hoàn thành tốt công việc khi thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe, được dẫn dắt và được đánh giá tốt.
Tất nhiên lời khen chỉ là một trong những yếu tố làm cho nhân viên cảm thấy họ có giá trị mà thôi.Nhưng điều này củng cố thêm mối quan hệ tốt giữa quản lý và nhân viên.
Có đáng khen không?
Cần cân nhắc một chút, để lời khen có giá trị.Đó là câu hỏi về việc “có đáng khen không?” cho một công việc đã hoàn thành của nhân viên.Doanh nghiệp thì luôn có yêu cầu cao trong công việc, nên lời khen cũng được xem xét so với những yêu cầu đó. Tuy vậy, đôi khi người quản lý có lời khen đơn giản chỉ vì nhân viên của họ đã hoàn thành công việc theo đúng tiêu chuẩn được nêu trước, không cần phải đạt một cách xuất sắc.
Lời khen sao cho có tác dụng
Lời khen thường được xem là có tác dụng khi:
• Sử dụng ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng.
• Lời khen có nội dung đặc thù, không chung chung.
• Làm kịp thời ngay sau khi sự kiện đáng khen xuất hiện. Tránh để người được khen gặp khó khăn trong việc phải hình dung lại hành vi đáng khen của mình, khi chuyện xảy ra đã quá lâu.
• Không nên để trở thành thói quen – nếu chỉ có lời khen vào những thời khắc nhất định, hoặc vào cuối các buổi họp thường kỳ nhất định thì giá trị lời khen sẽ giảm đi nhiều.
Cẩn thận với lời khen
• Nếu bạn khen bất cứ điều gì và với bất cứ ai, thì bạn tự làm giảm đi giá trị và tác dụng của lời khen.
• Thường có tình huống lời khen đi kèm với vài ý kiến mang tính nhận định, đôi khi đề cập đến các điểm còn chưa tốt khác.Điều này đúng trong một buổi đánh giá nhân viên, khi mà việc tốt và chưa tốt được nêu ra.Còn khi đã chủ định nói lời khen thì không nên đề cập đến những điểm còn chưa tốt khác.
• Việc nêu ví dụ rõ ràng làm cho lời khen không mang tính hời hợt, hình thức.
• Chú ý là giọng nói khi nêu lời khen cũng rất quan trọng. Đừng xem dịp nói lời khen như một dịp ban ơn cho nhân viên.