Tính toán việc liên kết nông dân - doanh nghiệp
- Thứ tư - 30/10/2013 02:57
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo ông Lê Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA), việc liên kết sẽ giúp doanh nghiệp giảm được gánh nặng phải lo vùng nuôi, từ vốn đến quản lý; tận dụng được nguồn lực trong dân như vốn và tay nghề; nông dân được chia sẻ rủi ro; tránh được khó khăn khi thừa hay thiếu nguyên liệu...
Hợp đồng đồng thời “vừa có giá trị ổn định (giá chết) vừa có giá sàn” theo đề xuất của ông Bình tức là, trong một hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, có 50% giá trị hợp đồng sẽ được ấn định một mức giá cố định từ lúc thiết lập hợp đồng cho đến lúc nông dân giao cá cho doanh nghiệp (chẳng hạn 23.000 đồng/kg); 50% giá trị hợp đồng còn lại sẽ ấn định một mức giá cố định tại thời điểm ký kết hợp đồng (chẳng hạn 23.000 đồng/kg) nhưng khi thu hoạch sẽ căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm đó để tính.
Chẳng hạn, lúc thu hoạch giá tăng 200 đồng/kg so với mức giá lúc thiết lập hợp đồng thì 2 bên sẽ “cưa đôi” (giá thị trường căn cứ vào mức giá thu mua bình quân của một số doanh nghiệp do nông dân và doanh nghiệp chọn).
Tuy nhiên, một lãnh đạo ngành nông nghiệp ở ĐBSCL cho rằng rất khó để tạo được sự công bằng về giá (đối với trường hợp hợp đồng theo giá sàn như nêu trên) vì suy cho cùng giá nguyên liệu cũng chỉ là mức giá bình quân chung do các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra định ra, khó theo thị trường.
Vì vậy, tiêu chí chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp và nông dân trong hợp đồng ở những mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cá tra dường như vẫn chưa được chặt chẽ.
Nên chăng cần một cơ quan độc lập đứng ra xác định giá xuất khẩu cá tra bình quân ở từng thời điểm của doanh nghiệp (có khấu trừ chi phí sản xuất và bảo đảm một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp) để quy ra giá mua nguyên liệu bình quân trong nước? Như vậy, mới mong đảm bảo được sự công bằng trong định giá đối với những hợp đồng liên kết theo giá sàn (cưa đôi khi giá tăng hoặc giảm).
Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang gặp khó khăn lớn với vấn đề nguồn vốn (Nguồn ảnh: tepbac)
Hợp đồng đồng thời “vừa có giá trị ổn định (giá chết) vừa có giá sàn” theo đề xuất của ông Bình tức là, trong một hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, có 50% giá trị hợp đồng sẽ được ấn định một mức giá cố định từ lúc thiết lập hợp đồng cho đến lúc nông dân giao cá cho doanh nghiệp (chẳng hạn 23.000 đồng/kg); 50% giá trị hợp đồng còn lại sẽ ấn định một mức giá cố định tại thời điểm ký kết hợp đồng (chẳng hạn 23.000 đồng/kg) nhưng khi thu hoạch sẽ căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm đó để tính.
Chẳng hạn, lúc thu hoạch giá tăng 200 đồng/kg so với mức giá lúc thiết lập hợp đồng thì 2 bên sẽ “cưa đôi” (giá thị trường căn cứ vào mức giá thu mua bình quân của một số doanh nghiệp do nông dân và doanh nghiệp chọn).
Tuy nhiên, một lãnh đạo ngành nông nghiệp ở ĐBSCL cho rằng rất khó để tạo được sự công bằng về giá (đối với trường hợp hợp đồng theo giá sàn như nêu trên) vì suy cho cùng giá nguyên liệu cũng chỉ là mức giá bình quân chung do các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra định ra, khó theo thị trường.
Vì vậy, tiêu chí chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp và nông dân trong hợp đồng ở những mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cá tra dường như vẫn chưa được chặt chẽ.
Nên chăng cần một cơ quan độc lập đứng ra xác định giá xuất khẩu cá tra bình quân ở từng thời điểm của doanh nghiệp (có khấu trừ chi phí sản xuất và bảo đảm một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp) để quy ra giá mua nguyên liệu bình quân trong nước? Như vậy, mới mong đảm bảo được sự công bằng trong định giá đối với những hợp đồng liên kết theo giá sàn (cưa đôi khi giá tăng hoặc giảm).
Nguồn: danviet.vn