Xây dựng thương hiệu lúa gạo: Cần phải có cánh đồng mẫu lớn
- Thứ ba - 24/09/2013 21:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bộ NNPTNT còn đặt mục tiêu cụ thể là sẽ xây dựng 1 triệu ha CĐML và khẳng định đây là việc có thể làm được. Trao đổi với báo chí, PGS - TS Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT, khẳng định việc xây dựng CĐML đang thực sự trở nên ngày càng bức thiết.
Bởi trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam sẽ không còn hy vọng đạt vị trí xuất khẩu nhất, nhì thế giới khi mà Myanmar sản xuất 2 vụ lúa/năm và Campuchia đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống thủy lợi canh tác lúa. Khi đó sản lượng của 2 nước này sẽ vượt qua Việt Nam. Với việc có thêm 2 đối thủ đáng gờm như thế bên cạnh Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo sẽ càng khốc liệt, đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chiến lược xuất khẩu và xây dựng thương hiệu lúa gạo. Và nếu không làm CĐML thì chúng ta không xây dựng được thương hiệu lúa gạo.
Nông dân có thực sự được hưởng lợi từ mô hình này khi mà thời gian qua vẫn còn những vấn đề tranh chấp giữa DN và người sản xuất về giá thu mua, lợi nhuận?
- Thực tế hiện nay chúng ta không kiểm soát được chất lượng lúa gạo. Thất thoát sau thu hoạch cũng còn quá cao, từ 13 – 15%, có nơi tới 17 - 18%. Đặc biệt, trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo còn chưa có sự phân chia lợi nhuận đồng đều mà phần thiệt luôn về nông dân. Bởi nông dân đang chịu quá nhiều tầng nấc trung gian làm giảm thu nhập. Chỉ riêng khâu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu… chuyển giao xuống nông dân qua tới 3 tầng nấc đại lý làm đội giá sản phẩm lên đến 40%.
Nhưng khi làm CĐML, DN sẽ bỏ vật tư trực tiếp đến nông dân, nông dân sẽ được lời khoản này, giá thành sản xuất nhờ đó cũng hạ xuống. Tương tự như thế, các công đoạn trung gian khác như vận chuyển, phơi, sấy, xay xát… cũng sẽ được giảm bớt, sắp xếp lại để tăng thêm lợi nhuận cho nông dân.
Còn những tranh chấp giữa DN và nông dân trong CĐML thời gian qua phần lớn xuất phát từ việc tranh mua tranh bán, phá giá của các thương lái.
Nhưng vẫn có thực tế là DN mua lúa thấp hơn thương lái và khi nông dân phản ứng thì DN mới nâng giá lên cho bằng hoặc gần bằng?
- Khi sản xuất DN dĩ nhiên cố gắng hạ giá thành thu mua nhưng phải không được thấp hơn mức để nông dân lãi 30% theo như quy định của Chính phủ. Đã có công thức rồi, đơn vị nào thu mua thấp hơn mức đó là vi phạm. Mình đã có giá sàn, còn nếu biến động giá cao hơn thì mình không tính được vì nó tùy thuộc vào thị trường thế giới. Nếu điều đó xảy ra, giá thương lái mua cao hơn DN thì 2 bên phải linh động thỏa thuận lại giá thì tôi cho rằng đó mới là hợp tác bền vững.
Vậy Bộ NNPTNT có kế hoạch chấn chỉnh hoạt động của thương lái như thế nào, thưa ông?
- Thực ra thương lái là một hệ thống tốt, là vốn quý của xã hội, chỉ cần ta sắp xếp lại. DN có thể dùng họ như cánh tay nối dài của mình tới nông dân để làm dịch vụ vận chuyển, thu mua nhưng tuyệt đối phải đảm bảo đúng loại lúa, không được pha trộn. Và phải tổ chức lại cho họ có một biên độ hoạt động nhất định, vùng nguyên liệu nào có hệ thống thương lái đó để tránh tình trạng tranh mua tranh bán, giật mối của nhau.
Không chỉ giúp giải bài toán thiếu nhân lực vận chuyển, thu mua lúa, các DN lương thực còn có thể tận dụng hệ thống kho chứa, sấy, xay xát của đội ngũ này và trong dân. Phải xã hội hóa khâu này chứ không nhất thiết DN phải đầu tư hết.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đề nghị Chính phủ có nghị quyết sắp xếp lại hệ thống thương lái một cách bài bản, coi đây như là một lực lượng kinh doanh có điều kiện và được cấp chứng chỉ hành nghề đàng hoàng để giúp DN và nông dân thuận lợi hơn trong việc liên kết với họ.
Còn những khó khăn khác về cơ sở vật chất, giống, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp… mà DN gặp phải khi xây dựng CĐML, Bộ NNPTNT sẽ giải quyết như thế nào?
- Như tôi đã nói ở trên, kho tàng, hệ thống sấy, đánh bóng… có thể xã hội hóa. DN chỉ phải đầu tư 1 phòng thí nghiệm phân tích phẩm chất hạt lúa, trị giá khoảng 500 triệu đồng. Cái này 3 DN hùn lại làm chung 1 cái cũng được. Còn nhân lực kỹ sư trồng trọt thì bắt buộc DN phải có, nhưng cũng chỉ cần khoảng 4 -5 kỹ sư/DN. Sở NNPTNT, trung tâm khuyến nông địa phương sẽ hỗ trợ thêm cùng lực lượng kỹ sư này lo phần kỹ thuật sản xuất cho DN. Các sở cũng sẽ hỗ trợ tập huấn nông dân trong mô hình.
Riêng khâu giống thì nhất định DN phải làm để cung cấp một loại giống đồng nhất, chất lượng cho nông dân. DN có thể đặt viện nghiên cứu lúa hoặc các trung tâm giống sản xuất giống nguyên chủng rồi về nhân ra cung cấp cho nông dân. Có như thế mới là ra được hạt gạo chất lượng và xây dựng thương hiệu được.
Xin cảm ơn ông.
Bởi trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam sẽ không còn hy vọng đạt vị trí xuất khẩu nhất, nhì thế giới khi mà Myanmar sản xuất 2 vụ lúa/năm và Campuchia đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống thủy lợi canh tác lúa. Khi đó sản lượng của 2 nước này sẽ vượt qua Việt Nam. Với việc có thêm 2 đối thủ đáng gờm như thế bên cạnh Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo sẽ càng khốc liệt, đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chiến lược xuất khẩu và xây dựng thương hiệu lúa gạo. Và nếu không làm CĐML thì chúng ta không xây dựng được thương hiệu lúa gạo.
Cánh đồng mẫu lớn là yêu cầu cần có để xây dựng thương hiệu lúa gạo.
Nông dân có thực sự được hưởng lợi từ mô hình này khi mà thời gian qua vẫn còn những vấn đề tranh chấp giữa DN và người sản xuất về giá thu mua, lợi nhuận?
- Thực tế hiện nay chúng ta không kiểm soát được chất lượng lúa gạo. Thất thoát sau thu hoạch cũng còn quá cao, từ 13 – 15%, có nơi tới 17 - 18%. Đặc biệt, trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo còn chưa có sự phân chia lợi nhuận đồng đều mà phần thiệt luôn về nông dân. Bởi nông dân đang chịu quá nhiều tầng nấc trung gian làm giảm thu nhập. Chỉ riêng khâu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu… chuyển giao xuống nông dân qua tới 3 tầng nấc đại lý làm đội giá sản phẩm lên đến 40%.
Hiện các DN cả nước thực hiện CĐML đạt diện tích 80.000ha/vụ. Bộ NNPTNT định hướng phát triển CĐML đến diện tích 1 triệu ha/vụ. Từ đó đặt mục tiêu mỗi doanh nghiệp phải xây dựng CĐML có quy mô từ 8.000 – 10.000ha (dựa theo quy hoạch 150 đầu mối xuất khẩu gạo). |
Còn những tranh chấp giữa DN và nông dân trong CĐML thời gian qua phần lớn xuất phát từ việc tranh mua tranh bán, phá giá của các thương lái.
Nhưng vẫn có thực tế là DN mua lúa thấp hơn thương lái và khi nông dân phản ứng thì DN mới nâng giá lên cho bằng hoặc gần bằng?
- Khi sản xuất DN dĩ nhiên cố gắng hạ giá thành thu mua nhưng phải không được thấp hơn mức để nông dân lãi 30% theo như quy định của Chính phủ. Đã có công thức rồi, đơn vị nào thu mua thấp hơn mức đó là vi phạm. Mình đã có giá sàn, còn nếu biến động giá cao hơn thì mình không tính được vì nó tùy thuộc vào thị trường thế giới. Nếu điều đó xảy ra, giá thương lái mua cao hơn DN thì 2 bên phải linh động thỏa thuận lại giá thì tôi cho rằng đó mới là hợp tác bền vững.
Vậy Bộ NNPTNT có kế hoạch chấn chỉnh hoạt động của thương lái như thế nào, thưa ông?
- Thực ra thương lái là một hệ thống tốt, là vốn quý của xã hội, chỉ cần ta sắp xếp lại. DN có thể dùng họ như cánh tay nối dài của mình tới nông dân để làm dịch vụ vận chuyển, thu mua nhưng tuyệt đối phải đảm bảo đúng loại lúa, không được pha trộn. Và phải tổ chức lại cho họ có một biên độ hoạt động nhất định, vùng nguyên liệu nào có hệ thống thương lái đó để tránh tình trạng tranh mua tranh bán, giật mối của nhau.
Không chỉ giúp giải bài toán thiếu nhân lực vận chuyển, thu mua lúa, các DN lương thực còn có thể tận dụng hệ thống kho chứa, sấy, xay xát của đội ngũ này và trong dân. Phải xã hội hóa khâu này chứ không nhất thiết DN phải đầu tư hết.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đề nghị Chính phủ có nghị quyết sắp xếp lại hệ thống thương lái một cách bài bản, coi đây như là một lực lượng kinh doanh có điều kiện và được cấp chứng chỉ hành nghề đàng hoàng để giúp DN và nông dân thuận lợi hơn trong việc liên kết với họ.
Còn những khó khăn khác về cơ sở vật chất, giống, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp… mà DN gặp phải khi xây dựng CĐML, Bộ NNPTNT sẽ giải quyết như thế nào?
- Như tôi đã nói ở trên, kho tàng, hệ thống sấy, đánh bóng… có thể xã hội hóa. DN chỉ phải đầu tư 1 phòng thí nghiệm phân tích phẩm chất hạt lúa, trị giá khoảng 500 triệu đồng. Cái này 3 DN hùn lại làm chung 1 cái cũng được. Còn nhân lực kỹ sư trồng trọt thì bắt buộc DN phải có, nhưng cũng chỉ cần khoảng 4 -5 kỹ sư/DN. Sở NNPTNT, trung tâm khuyến nông địa phương sẽ hỗ trợ thêm cùng lực lượng kỹ sư này lo phần kỹ thuật sản xuất cho DN. Các sở cũng sẽ hỗ trợ tập huấn nông dân trong mô hình.
Riêng khâu giống thì nhất định DN phải làm để cung cấp một loại giống đồng nhất, chất lượng cho nông dân. DN có thể đặt viện nghiên cứu lúa hoặc các trung tâm giống sản xuất giống nguyên chủng rồi về nhân ra cung cấp cho nông dân. Có như thế mới là ra được hạt gạo chất lượng và xây dựng thương hiệu được.
Xin cảm ơn ông.
Nguồn danviet.vn