MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Địa chỉ: thôn Liên Hà, xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh
MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
I. Thông tin cơ bản mô hình:
1. Thời gian thành lập mô hình: Tháng 01/2013
2. Quy mô: 4 ha (gồm 4 ao nuôi và 2 ao chứa).
3. Doanh thu: 2.840 triệu đồng/năm.
4.  Lợi nhuận: 991,750 triệu/năm.
5. Số lao động thường xuyên: 6 người; Thu nhập bình quân lao động/tháng: 3 triệu đồng.
6. Đặc trưng của mô hình: Áp dụng quy trình nuôi thâm canh công nghệ cao trên ao lót bạt. Năng suất bình quân 8-10 tấn/ha/vụ.
II. Một số thông tin cần cho những người quan tâm để nhân rộng mô hình:
1. Địa chỉ liên hệ với các đơn vị liên quan:
- Chủ mô hình: Nguyễn Văn Hòa; điện thoại: 0913.650.183
- Đơn vị cung ứng giống và thức ăn:
+ Giống mua của Công ty Thông Thuận - Xuân Phổ - Nghi Xuân; Liên hệ anh Dũng - Trại trưởng, số điện thoại: 01655.954.336
+ Thức ăn: mua tại Đại lý thức ăn CP (Cầu Phủ, Thành phố Hà Tĩnh); Chủ đại lý: Trần Thị Hồng, Số điện thoại: 0982.918.499
- Tư vấn chính sách và quy trình kỹ thuật: Phòng Kinh tế thành phố Hà Tĩnh và Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới thành phố Hà Tĩnh, Điện thoại: 0393.856.165
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật: Phòng Kỹ thuật nuôi Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh; địa chỉ: 137 Đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh; điện thoại: 0393.855.779
- Tư vấn khác: Liên hệ mục “Hỏi đáp” của website: www.nongthonmoihatinh.vn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ email: nongthonmoihatinh@gmail.com
          2. Một số thông tin cơ bản của quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
          2.1. Chọn địa điểm.
          Nằm trong vùng quy hoạch; Có nguồn nước cấp đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng;  Thuận lợi về giao thông....
          2.2. Ao nuôi
          - Diện tích: ≥ 3.000m²; Độ sâu: ≥ 2m.
          - Đáy ao phải được gia cố đầm đáy, chống thấm, nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát 8 - 10°. Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt.
          2.3. Chuẩn bị ao nuôi
          a. Cải tạo ao
          - Rửa ao:
          + Ao cũ: Hút sạch bùn đáy đổ vào khu vực chứa thải.
          + Ao mới: lấy nước vào ao, ngâm 2-3 ngày rồi tháo cạn, thực hiện lặp lại 2-3 lần
          - Gia cố bờ, lót bạt
          b. Lấy nước và xử lý nước
          - Lấy nước: Nước lấy vào ao nuôi phải qua lưới lọc dày hoặc vải ka-tê dài 8-10m. Mức nước lấy vào cần đạt mức cao nhất.
          - Xử lý nước: Dùng Chlorine 30ppm.
          2.4. Chọn giống và thả giống
          - Chọn giống: Phải chọn tôm giống tốt, không mang mần bệnh (WSSV, MBV, TSV...)  lấy giống tại địa chỉ tin cậy, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành.
          - Mật độ thả: > 60con/m².
          2.5. Chăm sóc và quản lý
          a. Quản lý thức ăn.
          - Thức ăn và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
          - Khẩu phần ăn của tôm thường từ 2 - 4% trọng lượng tôm/ngày, tuy nhiên mỗi lần cho ăn người nuôi cần kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho phù hợp; số lần cho tôm ăn 2 - 4 lần/ngày.
          - Có thể sử dụng máy cho ăn tự động để cải thiện FCR, nâng cao hiệu quả sử dụng thức
ăn.
          b. Quản lý môi trường
          - Định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước, bùn đáy ao nuôi theo quy định:
          + Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu: ôxy hoà tan (DO), nhiệt độ nước, pH, độ trong (kiểm tra 2 lần/ngày).
          + Kiểm tra hàng tuần đối với các chỉ tiêu: BOD, COD, H2S, NH3 (kiểm tra 1 lần/tuần).
          c. Phòng trị bệnh: Tiêu chí chung vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh.