“Cất cánh” từ nông nghiệp công nghệ cao
- Chủ nhật - 26/11/2017 09:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Có thể nói, nông nghiệp công nghệ cao đã thực sự thay đổi cách nghĩ cách làm người người đồng bào dân tộc tại huyện Lạc Dương. Dưới chân núi Lang biang huyền thoại là những buôn làng của người đồng bào Cơ Ho đang thực sự “thay da đổi thịt” nhờ chuyển đổi cơ cấu, áp dụng nông nghiệp vào sản xuất rau, hoa.
Lạc Dương hiện có 70% người dân đồng báo gốc Tây Nguyên nên trong những năm qua, nông nghiệp công nghệ cao được xem là mũi nhọn và gắn với đời sống bà con đồng bào dân tộc bản địa. Chính vì vây, trong hai năm 2016, 2017 UBND huyện Lạc Dương đã triển khai các mô hình rất cụ thể, như thành lập các tổ hợp tác để liên kết sản xuất rau trong đồng bào.
Ông Sử Thanh Hoài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết: “Hiện nay đã thành lập được 19 tổ hợp tác, trong đó phần lớn các tổ hợp tác đều do bà con đồng bào dân tộc làm chủ. Đặc biệt, cà phê của huyện Lạc Dương đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận thương hiệu “cà phê Arabica Langbiang”.
Với những thế manh về rau, hoa, cà phê Arabica sẽ những sản phẩm được hưởng lợi từ thương hiệu đang được tỉnh triển khai rất mạnh như chương trình “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành” - một kế hoạch rất lớn của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Trong năm 2016, huyện Lạc Dương ký kết với Hợp tác xã Anh Đào tại Đà Lạt triển khai mô hình trồng rau, bước đầu thí điểm với 20 hộ dân đồng bào dân tộc tại xã Đạ Sar được hỗ trợ. Từ đó đến nay đã có 126 hộ chuyển từ sản xuất cà phê truyền thống sang trồng rau công nghệ cao. Điều đặc biệt, người dân cùng với tổ hợp tác đã chủ động tìm mối liên kết với các doanh nghiệp thu mua rau, sản xuất mang tính ổn định. Ngoài ra, cà phê Arabica đã hình thành vùng chuyên canh cà phê Arabica,…
Theo thống kê, toàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) hiện có trên 1.890 ha trồng rau hoa ứng dụng công nghệ cao chiếm 34% diện tích đất cach tác và 16 ha nuôi cá nước lạnh. Năng suất giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi khi áp dụng công nghệ cao tăng từ 25-30%. Diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao doanh thu gấp 3 lần giá trị bình quân chung toàn huyện.
Từ thành phố Đà Lạt theo quốc lộ 27C hướng về Nha Trang, dễ dàng bắt gặp nhiều dãy nhà kính, nhà dưới của những hộ dân bản địa và doanh nghiệp đến đầu tư tại huyện Lạc Dương. Trang trại Kiến Huy Fram, tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương hiện đang áp dụng công nghệ theo hướng hiện đại vào sản xuất. Trang trại này được đầu tư khá quy mô, với diện tích 13 hec-ta nhà kính, bao gồm các loại dâu tây, dưa pepino, ớt đỏ và các loại rau ăn lá, có hệ thống tưới phun tự động, tưới nhỏ giọt.
Theo ông Nguyễn Phương – Phó Giám đốc công ty Kiến Huy Fram, địa chỉ xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, cho rằng: “Việc phát triển nông nghiệp công nghệ đã gặp thuận lợi khi địa phương đang thúc đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho các nhà vườn.
Trước đây khi chúng tôi mới bắt đầu tư vào nông nghiệp thì gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn diện tích rau được rồng ngoài trời nên rất dễ gặp sâu bệnh và thiên tai. Từ khi áp dụng phương pháp canh tác trồng nhà kính, thì sản lượng cây trồng đã rất ổn định. Trong thời gian tới, doanh nghiệp mong muốn được địa phương tạo điều tiếp tục mở rộng diện tích nhà kính, cải tạo đất sản xuất”.
Tại xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương nếu như năm 2014 chỉ có 1-2 ha trồng rau đến nay đã có diện tích trồng rau đã được nhân rộng lên hàng chục ha với một số loại cây trồng chủ yếu như lơ xanh, bắp cải, hoa cúc, Atisô...
Sự “khởi sắc” của đời sống bà con dân tộc gốc Tây Nguyên dưới chân núi Langbiang nhờ sự đầu tư hỗ trợ xây dựng nhà kính, thay đổi tư duy về cách thức canh tác phải nhắc đến những mô hình điển hình như: ông Cil Mip Noa, ngụ tại tổ dân phố Đan Kia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương được hỗ trợ nhà kính 500m2 trồng rau (năm 2014) đến nay đã chủ động chuyển sang trồng Hoa Cát Tường, hoa cúc cho doanh thu cao hơn.
Ngoài ra, gia đình ông Noa còn đầu tư thêm hệ thống tưới tự động ngoài trời trên diện tích 3ha để trồng dâu tây và hoa hồng. Thu nhập của gia đình ông Noa từ trồng rau, hoa mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.
Ông Liêng Jrang Ha Kim – Chủ tịch UBND xã Đạ Sar huyện Lạc Dương vui mừng cho biết: Chỉ trong thời gian ngắn, nhờ sự hỗ trợ đâu tư vào các mô hình sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao được triển khai. Cơ cấu cây trồng đã từng bước chuyển đổi phù hợp với tiềm năng lợi thế của huyện. Đặc biệt, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số K’Ho đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập.
Lạc Dương hiện có 70% người dân đồng báo gốc Tây Nguyên nên trong những năm qua, nông nghiệp công nghệ cao được xem là mũi nhọn và gắn với đời sống bà con đồng bào dân tộc bản địa. Chính vì vây, trong hai năm 2016, 2017 UBND huyện Lạc Dương đã triển khai các mô hình rất cụ thể, như thành lập các tổ hợp tác để liên kết sản xuất rau trong đồng bào.
Xuống giống rau sạch tại trang trại Rừng hoa Bạch Cúc, xã Lát, huyện Lạc Dương. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN |
Ông Sử Thanh Hoài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết: “Hiện nay đã thành lập được 19 tổ hợp tác, trong đó phần lớn các tổ hợp tác đều do bà con đồng bào dân tộc làm chủ. Đặc biệt, cà phê của huyện Lạc Dương đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận thương hiệu “cà phê Arabica Langbiang”.
Với những thế manh về rau, hoa, cà phê Arabica sẽ những sản phẩm được hưởng lợi từ thương hiệu đang được tỉnh triển khai rất mạnh như chương trình “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành” - một kế hoạch rất lớn của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Trong năm 2016, huyện Lạc Dương ký kết với Hợp tác xã Anh Đào tại Đà Lạt triển khai mô hình trồng rau, bước đầu thí điểm với 20 hộ dân đồng bào dân tộc tại xã Đạ Sar được hỗ trợ. Từ đó đến nay đã có 126 hộ chuyển từ sản xuất cà phê truyền thống sang trồng rau công nghệ cao. Điều đặc biệt, người dân cùng với tổ hợp tác đã chủ động tìm mối liên kết với các doanh nghiệp thu mua rau, sản xuất mang tính ổn định. Ngoài ra, cà phê Arabica đã hình thành vùng chuyên canh cà phê Arabica,…
Theo thống kê, toàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) hiện có trên 1.890 ha trồng rau hoa ứng dụng công nghệ cao chiếm 34% diện tích đất cach tác và 16 ha nuôi cá nước lạnh. Năng suất giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi khi áp dụng công nghệ cao tăng từ 25-30%. Diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao doanh thu gấp 3 lần giá trị bình quân chung toàn huyện.
Từ thành phố Đà Lạt theo quốc lộ 27C hướng về Nha Trang, dễ dàng bắt gặp nhiều dãy nhà kính, nhà dưới của những hộ dân bản địa và doanh nghiệp đến đầu tư tại huyện Lạc Dương. Trang trại Kiến Huy Fram, tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương hiện đang áp dụng công nghệ theo hướng hiện đại vào sản xuất. Trang trại này được đầu tư khá quy mô, với diện tích 13 hec-ta nhà kính, bao gồm các loại dâu tây, dưa pepino, ớt đỏ và các loại rau ăn lá, có hệ thống tưới phun tự động, tưới nhỏ giọt.
Theo ông Nguyễn Phương – Phó Giám đốc công ty Kiến Huy Fram, địa chỉ xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, cho rằng: “Việc phát triển nông nghiệp công nghệ đã gặp thuận lợi khi địa phương đang thúc đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho các nhà vườn.
Trước đây khi chúng tôi mới bắt đầu tư vào nông nghiệp thì gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn diện tích rau được rồng ngoài trời nên rất dễ gặp sâu bệnh và thiên tai. Từ khi áp dụng phương pháp canh tác trồng nhà kính, thì sản lượng cây trồng đã rất ổn định. Trong thời gian tới, doanh nghiệp mong muốn được địa phương tạo điều tiếp tục mở rộng diện tích nhà kính, cải tạo đất sản xuất”.
Thu hoạch rau sạch tại trang trại Rừng hoa Bạch Cúc, xã Lát, huyện Lạc Dương. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN |
Tại xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương nếu như năm 2014 chỉ có 1-2 ha trồng rau đến nay đã có diện tích trồng rau đã được nhân rộng lên hàng chục ha với một số loại cây trồng chủ yếu như lơ xanh, bắp cải, hoa cúc, Atisô...
Sự “khởi sắc” của đời sống bà con dân tộc gốc Tây Nguyên dưới chân núi Langbiang nhờ sự đầu tư hỗ trợ xây dựng nhà kính, thay đổi tư duy về cách thức canh tác phải nhắc đến những mô hình điển hình như: ông Cil Mip Noa, ngụ tại tổ dân phố Đan Kia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương được hỗ trợ nhà kính 500m2 trồng rau (năm 2014) đến nay đã chủ động chuyển sang trồng Hoa Cát Tường, hoa cúc cho doanh thu cao hơn.
Ngoài ra, gia đình ông Noa còn đầu tư thêm hệ thống tưới tự động ngoài trời trên diện tích 3ha để trồng dâu tây và hoa hồng. Thu nhập của gia đình ông Noa từ trồng rau, hoa mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.
Ông Liêng Jrang Ha Kim – Chủ tịch UBND xã Đạ Sar huyện Lạc Dương vui mừng cho biết: Chỉ trong thời gian ngắn, nhờ sự hỗ trợ đâu tư vào các mô hình sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao được triển khai. Cơ cấu cây trồng đã từng bước chuyển đổi phù hợp với tiềm năng lợi thế của huyện. Đặc biệt, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số K’Ho đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập.
Đặng Tuấn/dantocmiennui.vn