Gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
- Thứ hai - 17/10/2016 22:01
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, ông Nguyễn Văn Hùng ở Chi hội nông dân thôn Ích Mỹ, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà đã mạnh dạn đi đầu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ mô hình gia trại, mỗi năm ông thu lợi nhuận 400 triệu đồng, nhiều năm liền gia đình vinh dự được công nhận là điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững của huyện.
Những năm 1990, sau khi lập gia đình, cuộc sống kinh tế gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. Sau nhiều đêm trăn trở, trước thực trạng gia đình có thừa lao động nhưng đất canh tác lại hạn chế, sản xuất không đủ nuôi sống gia đình. Năm 2013, xã nhà có chủ trương cho thuê đất lâu dài để làm trang trại, xây dựng mô hình kinh tế. Nhận thấy đây là cơ hội để gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, ông đã bàn bạc với vợ, con để cùng nhau xây dựng trang trại.
Được sự đồng thuận từ gia đình, ông đã làm đơn đăng ký với chính quyền địa phương để nhận 01 ha đất tại khu vực Đất đỏ để xây dựng mô hình. Bước đầu đi vào sản xuất, với rất nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, nguồn vốn đầu tư thì hạn chế, phải vay mượn từ Ngân hàng, anh em bà con. Được sự hỗ trợ, hướng dẫn, động viên của chính quyền địa phương và các lớp tập huấn chuyển giao KHKT của các cấp Hội Nông dân tổ chức, đã giúp gia đình ông có thêm niềm tin và động lực để bắt tay vào công việc sản xuất.
Trước hết, ông xác định phương châm sản xuất là “lấy ngắn nuôi dài”. Trong giai đoạn xây dựng chuồng trại, cải tạo đất, gia đình ông đã tranh thủ trồng các loại cây rau ngắn ngày, rau gia vị, kết hợp chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng… để sớm có sản phẩm thu hoạch, tạo nguồn vốn xoay vòng trong sản xuất. Khi những sản phẩm ban đầu đã cho thu hoạch, hằng ngày bà Hướng (vợ ông Hùng) đã thu hoạch rau bán tại chợ quê, bình quân mỗi phiên chợ cho thu nhập 300 ngàn đồng, khoản tiền này tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình. Các khoản lợi nhuận khác được tích lũy trong quá trình sản xuất, gia đình tiếp tục đầu tư cải tạo đất, làm mương thoát nước, xây dựng thêm chuồng trại chăn nuôi.
Đến nay gia đình ông đã nuôi 15 con bò thịt và bò nái, thu nhập từ bò đạt gần 150 triệu đồng/năm; mỗi năm 3 lứa lợn, mỗi lứa 30 con cho thu nhập 170 triệu đồng, cùng một số gia cầm như gà, vịt, ngan...cũng thu về cho gia đình anh mỗi năm trên 10 triệu đồng. Về rau màu và cây trồng các loại, mỗi năm ông thu hoạch 1,5 tấn sả, 0,5 tấn riềng, 1,5 tấn mía, 2 tấn lạc, ngô, khoai, cùng các loại rau ngắn ngày khác, được bán tại các chợ, siêu thị trong và ngoài tỉnh, thu nhập từ các loại cây trồng đạt khoảng 70 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập bình quân gia đình ông đạt gần 400 triệu đồng/năm.
Ông Hùng chia sẻ: “Làm kinh tế phải biết kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, đa dạng hóa các cây trồng vật nuôi và lấy ngắn nuôi dài thì mới phát triển mô hình được; đặc biệt trong sản xuất cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Sở dĩ rau quả của tôi dễ tiêu thụ vì gia đình tôi đã sản xuất theo hướng sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các loại rau quả, tôi không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học mà chỉ sử dụng các chế phẩm từ thảo mộc tự nhiên để phòng trừ sâu bệnh. Do vậy sản phẩm của tôi không chỉ tiêu thụ ở chợ quê mà còn được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và tin dùng. Trong lĩnh vực chăn nuôi, đề tránh rủi ro, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu, tìm tòi, học tập kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi và chăm sóc các loại gia súc, gia cầm và thường xuyên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, chính vì vậy mà đàn vật nuôi nhà tôi khỏe mạnh và phát triển tốt”.
Từ mô hình kinh tế này, gia đình ông đã tạo thêm việc làm cho 3-5 lao động thời vụ ở địa phương. Đồng thời ông luôn tận tình hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân trong chi hội, giúp họ vươn lên thoát nghèo. Cuộc sống gia đình ông bây giờ khá giả hơn trước rất nhiều.
Ông tâm sự thêm: “Có được kết quả hôm nay, ngoài sự phấn đấu không ngừng của hai vợ chồng tôi, cũng nhờ Đảng và Nhà nước, chính quyền đã quan tâm giúp đỡ, Hội Nông dân tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ. Nếu có ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên làm giàu, cũng như biết cách tổ chức sản xuất phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương thì chắc chắn ngày càng có thêm nhiều hộ nông dân xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hộ, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Với những kết quả đã đạt được, nhiều năm qua, ông đã nhận được nhiều Giấy khen của các cấp, các ngành. Năm 2016, ông Nguyễn Văn Hùng đã được Hội Nông dân huyện đề nghị UBND huyện Lộc Hà tặng Giấy khen tại Hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, giai đoạn 2012-2016.
Được sự đồng thuận từ gia đình, ông đã làm đơn đăng ký với chính quyền địa phương để nhận 01 ha đất tại khu vực Đất đỏ để xây dựng mô hình. Bước đầu đi vào sản xuất, với rất nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, nguồn vốn đầu tư thì hạn chế, phải vay mượn từ Ngân hàng, anh em bà con. Được sự hỗ trợ, hướng dẫn, động viên của chính quyền địa phương và các lớp tập huấn chuyển giao KHKT của các cấp Hội Nông dân tổ chức, đã giúp gia đình ông có thêm niềm tin và động lực để bắt tay vào công việc sản xuất.
Trước hết, ông xác định phương châm sản xuất là “lấy ngắn nuôi dài”. Trong giai đoạn xây dựng chuồng trại, cải tạo đất, gia đình ông đã tranh thủ trồng các loại cây rau ngắn ngày, rau gia vị, kết hợp chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng… để sớm có sản phẩm thu hoạch, tạo nguồn vốn xoay vòng trong sản xuất. Khi những sản phẩm ban đầu đã cho thu hoạch, hằng ngày bà Hướng (vợ ông Hùng) đã thu hoạch rau bán tại chợ quê, bình quân mỗi phiên chợ cho thu nhập 300 ngàn đồng, khoản tiền này tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình. Các khoản lợi nhuận khác được tích lũy trong quá trình sản xuất, gia đình tiếp tục đầu tư cải tạo đất, làm mương thoát nước, xây dựng thêm chuồng trại chăn nuôi.
Đến nay gia đình ông đã nuôi 15 con bò thịt và bò nái, thu nhập từ bò đạt gần 150 triệu đồng/năm; mỗi năm 3 lứa lợn, mỗi lứa 30 con cho thu nhập 170 triệu đồng, cùng một số gia cầm như gà, vịt, ngan...cũng thu về cho gia đình anh mỗi năm trên 10 triệu đồng. Về rau màu và cây trồng các loại, mỗi năm ông thu hoạch 1,5 tấn sả, 0,5 tấn riềng, 1,5 tấn mía, 2 tấn lạc, ngô, khoai, cùng các loại rau ngắn ngày khác, được bán tại các chợ, siêu thị trong và ngoài tỉnh, thu nhập từ các loại cây trồng đạt khoảng 70 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập bình quân gia đình ông đạt gần 400 triệu đồng/năm.
Ông Hùng chia sẻ: “Làm kinh tế phải biết kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, đa dạng hóa các cây trồng vật nuôi và lấy ngắn nuôi dài thì mới phát triển mô hình được; đặc biệt trong sản xuất cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Sở dĩ rau quả của tôi dễ tiêu thụ vì gia đình tôi đã sản xuất theo hướng sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các loại rau quả, tôi không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học mà chỉ sử dụng các chế phẩm từ thảo mộc tự nhiên để phòng trừ sâu bệnh. Do vậy sản phẩm của tôi không chỉ tiêu thụ ở chợ quê mà còn được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và tin dùng. Trong lĩnh vực chăn nuôi, đề tránh rủi ro, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu, tìm tòi, học tập kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi và chăm sóc các loại gia súc, gia cầm và thường xuyên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, chính vì vậy mà đàn vật nuôi nhà tôi khỏe mạnh và phát triển tốt”.
Từ mô hình kinh tế này, gia đình ông đã tạo thêm việc làm cho 3-5 lao động thời vụ ở địa phương. Đồng thời ông luôn tận tình hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân trong chi hội, giúp họ vươn lên thoát nghèo. Cuộc sống gia đình ông bây giờ khá giả hơn trước rất nhiều.
Ông tâm sự thêm: “Có được kết quả hôm nay, ngoài sự phấn đấu không ngừng của hai vợ chồng tôi, cũng nhờ Đảng và Nhà nước, chính quyền đã quan tâm giúp đỡ, Hội Nông dân tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ. Nếu có ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên làm giàu, cũng như biết cách tổ chức sản xuất phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương thì chắc chắn ngày càng có thêm nhiều hộ nông dân xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hộ, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Với những kết quả đã đạt được, nhiều năm qua, ông đã nhận được nhiều Giấy khen của các cấp, các ngành. Năm 2016, ông Nguyễn Văn Hùng đã được Hội Nông dân huyện đề nghị UBND huyện Lộc Hà tặng Giấy khen tại Hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, giai đoạn 2012-2016.
Quang Hải
Nguồn: hoinongdanhatinh.vn