Làm giàu từ mô hình chăn nuôi khép kín

Ðó là nông dân Võ Tuấn Tú (ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ). Ông đã từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu với mô hình chăn nuôi khép kín, thu lãi trên dưới nửa tỉ đồng/năm.
Ông Tú kiểm tra chình nuôi.

Vốn quê gốc ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, 19 năm trước, ông Tú bén duyên với con chình mun khi được tham gia thực hiện dự án Nghiên cứu nuôi chình mun và nuôi  thực nghiệm trên đầm Trà Ổ, của Sở KH&CN. Dự án kết thúc, nhận thấy tiềm năng từ nuôi chình, ông Tú quyết định ở lại Phù Mỹ và trở thành ông chủ vựa chình giống số 1 của tỉnh Bình Định.

Ông Tú cho biết, sau một vài vụ ban đầu thất bại, hiện nay trên khuôn viên rộng 2 ha, ông có 3 ao (2.000 m2/ao) nuôi chình. Trong đó, 1 ao nuôi chình giống và 2 ao nuôi chình thương phẩm.

Với chình giống, sau khi thu mua trong và ngoài tỉnh, ông sàng lọc. Số đạt trọng lượng, ông thả vào các hồ xi măng để xuất bán giống; với những con chưa đủ trọng lượng, ông thả nuôi dưới ao, bán dần.

Bằng kinh nghiệm 19 năm nuôi chình, ông Tú nhận biết rõ dấu hiệu những con chình giống khỏe mạnh, được bắt từ vợt, lưới trũ, vó hoặc chà bổi, không phải từ câu, xung điện, nên tỉ lệ sống đạt rất cao. Ông xây dựng nhà bao che, hồ xi măng bài bản; đầu tư trang thiết bị đầy đủ. Hiện nay, bình quân ông xuất bán trong và ngoài tỉnh 10 – 15 kg chình giống/ngày.

Đối với chình thịt, mỗi ao ông thả nuôi 1.200 con chình giống. Nuôi từ 15 – 18 tháng, khi chình giống đạt trọng lượng bình quân 1,5 kg/con thì xuất bán. Ông Tú cho biết, nuôi chình tuy ổn định, ít dịch bệnh nhưng để đạt hiệu quả cao phải thường xuyên theo dõi môi trường nước, cung cấp khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng. Để tạo bóng mát mặt ao, ông thả rau muống nước và trồng 150 cây  xen cỏ voi trên mé bờ ao. Ông Tú chia sẻ: Đất đai sẵn có, mình chịu khó nghiên cứu xem những cây trồng, vật nuôi nào bổ trợ cho nhau thì làm, tận dụng mỗi thứ một ít”.

Ông còn , thu lãi 70 – 80 triệu đồng/năm. Ngoài ra, tận dụng rau muống và cỏ voi sẵn có, ông Tú thả nuôi 4 bò lai sinh sản, vừa sử dụng phân bò cải tạo ao, vừa dùng để nuôi trùn quế làm thức ăn cho chình.

“Ông Tú không những đã gầy dựng nên một sự nghiệp kinh tế đáng mơ ước, mà còn góp công giữ được nguồn đặc sản con chình ở Bình Định. Ông thật xứng đáng với danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh” – ông Phạm Bính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Châu, nhận xét. 

THANH TRỌN – XUÂN LỘC/nghenong.com