Lợi nhuận cao từ mô hình nuôi ong mật tự nhiên
- Thứ năm - 24/12/2015 09:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Để nuôi ong đạt được hiệu quả kinh tế, đầu tiên người nuôi cần xây dựng mô hình nuôi ong mật sao cho phù hợp với đặc tính của mỗi vùng đất. Và yếu tố quan trọng hàng đầu, người nuôi cần kiên trì, tìm tòi và chịu khó khi tiến hành. Những phương pháp, yếu tố nào để có thể làm giàu từ nuôi ong? Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số điều quan trọng dưới đây.
Vùng đất, cây trồng thích hợp nuôi ong mật
Ngoài yếu tố giống ong tốt (một số giống ong mật như: ong Hoa, ong Gác Kèo, ong Không Ngòi Đốt…), để mô hình nuôi ong mật đạt hiệu quả, bạn cần có khoanh vùng nhà đất để làm “chuồng” cho ong . Ước tính khoảng 2.000m2 sẽ để được khoảng 100 thùng ong, mỗi thùng có dạng hình chữ nhật, chiều dài khoảng 45 cm, lòng trong thùng khoảng 42 cm, còn độ sâu rộng tùy thuộc sự phân chia của gia chủ.
Bạn có thể tìm mua các loại thùng tại một số trang web như chợ tốt, rao vặt TP.HCM. Khi chọn được thùng thích hợp, bạn có thể tận dụng diện tích hiện có để có thể tính toán số thùng ong với lượng ong có thể nuôi để không bối rối khi nuôi cũng như có biện pháp thích hợp chăm sóc ong.
Ban đêm ong cần nơi trú ngụ, ban ngày chúng thường tìm đến những nơi có mật hoa nhiều để hút mật. Do đó, việc xây dựng mô hình nuôi ong mật rất thích hợp với những vùng lâm nghiệp có nhiều cây trồng, cây ăn quả có hoa như: cao su, tràm, nhãn, vải, cây keo, dừa, bưởi, cam, ca cao, chôm chôm, dừa… các loài cây cỏ, cây bụi có nhiều mật hoa nhưng không phun thuốc hóa chất, không có dịch bệnh, chim thú gây hại cho ong.
Không nên giới hạn nhu cầu hút mật hoa của ong ở một địa điểm mà người nuôi cần luân chuyển đàn ong đến những vùng có mật hoa dồi dào. Để làm được điều này, người nuôi cần nắm được lịch mùa hoa nở, thứ tự thời gian nở hoa, khoảng thời gian nở hoa nhiều nhất ở từng vùng, mùa ong cần đi lấy mật nhằm di chuyển ong khi đến thời điểm thích hợp.
Xây dựng mô hình nuôi ong mật
Tùy vào điều kiện diện tích đất ở vùng nông thôn hoặc thành thị, nơi có cây trồng và không gian nuôi ong mà bạn có thể nuôi ong theo phương thức cố định (nuôi ong trong hốc cây tự nhiên, hang đá, thùng) hoặc theo phương cách di chuyển với các loại thùng cải tiến, hiện đại.
Trong đó, các loại thùng dùng để nuôi ong cần có một số tiêu chuẩn như: Thuận tiện việc chăm sóc, không gian thoải mái không quá nóng, hoặc có thể giúp ong chịu rét, cửa ra vào rộng để ong dễ di chuyển. Và vị trí để đặt thùng ong là dưới bóng cây, gốc cây mát.
Trong đó, bước chọn giống ong là một trong những bước quan trọng, quyết định sản lượng ong cho mật cao hay thấp. Theo kinh nghiệm nuôi ong mật từ các hộ gia đình, việc chọn giống ong cần chú ý đến: đặc tính hung dữ, khả năng cho mật, tình trạng ấu trùng, tình trạng dịch bệnh và khả năng dọn vệ sinh trong tổ của ong. Nhiệt độ thích hợp để ong sinh hoạt, sinh sản từ 33-36 độ, người nuôi cần đảm bảo yếu tố này để ong có thể phát triển, duy trì tốt quá trình sinh hoạt.
Để bắt đầu mô hình nuôi ong mật, người nuôi lưu ý rằng, quá trình nuôi ong đòi hỏi bạn phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận từ việc chuẩn bị các dụng cụ chăm ong như thang để đặt sáp, kim di trùng, máng cho ong ăn, lưới che mặt (tránh bị ong đốt) cho người sử dụng khi cho ong ăn, găng tay, lồng cho ong chúa…
Người nuôi cũng phải nắm vững kĩ thuật nhập đàn, chia đàn tự nhiên cho ong, vì nếu không có kinh nghiệm quản lí, ong chia đàn dễ dẫn đến việc ong đi mất hoặc ong bóc bay (ong bay hết cả đàn khi thiếu ăn, thời tiết nóng, rét…).
Do đó để xây dựng mô hình kinh tế trang trại nuôi ong mật, người nuôi cần dành thời gian dài để tham khảo các web rao vặt, đọc nhiều tư liệu, khảo sát thực tế và thực hành nuôi ong với số lượng ít trước khi tiến hành nhân đàn lên số lượng nhiều.
Một số lưu ý quan trọng của nghề nuôi ong mật
- Thức ăn cho ong là mật hoa và phấn trong tự nhiên. Do đó, người nuôi phải đảm bảo thức ăn cho ong trong một khoảng thời gian dài.
- Phòng chống và có biện pháp ngăn ngừa các loại bệnh cho ong: Một số bệnh phổ biến đối với các loài ong chính là bệnh thối ấu trung, ấu trùng túi, tiêu chảy. Khi phát hiện ong bị bệnh, bạn nên kết hợp giữa đông cầu quân và dùng thuốc cho ong hoặc thay ong chúa.
- Di chuyển đàn ong: Khi đã có điểm di chuyển cho ong, bạn cần chuẩn bị niêm gỗ để việc di chuyển tiến hành nhanh và thật nhẹ nhàng.
- Thời gian thu hoạch, tháng 3 là thời điểm tốt để tiến hành thu hoạch.
Nghề nuôi ong mật không đòi hỏi nhiều yếu tố cầu kì về chi phí, các dụng cụ và quá trình chăm sóc không vất vả. Tuy nhiên, để mô hình nuôi ong mật đạt hiệu quả, người nuôi ong cần có kế hoạch cụ thể về quá trình nuôi và chăm sóc ong. Điều này sẽ giúp người nuôi tiết kiệm thời gian, công sức và dễ đạt được sản lượng lấy mật như mong muốn.
Theo kinhnghiemmuaban.chotot.vn