MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ CÓ LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ (Doanh nghiệp tư nhân Tân Thanh Phong)
- Thứ năm - 29/01/2015 19:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giám đốc: Hà Tiến Dũng; Điện thoại: 0915.082.120
Địa chỉ: Xóm 7, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
I. Thông tin cơ bản mô hình:
1. Thời gian thành lập: Năm 2007 (Năm 2014 liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Cam, Bưởi Phúc Trạch cho 120 hộ dân; vận động thành lập Hiệp hội sản xuất bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê).
2. Quy mô:10 ha sản xuất cây giống (3-4 triệu cây giống lâm nghiệp/năm; 2 triệu cây ăn quả/năm);
3. Doanh thu:15 tỷ đồng/năm.
4. Lợi nhuận:1,2 tỷ đồng/năm.
5. Số lao động sử dụng: Lao động thường xuyên: 22 người, lao động thời vụ: 30 người; Thu nhập bình quân: 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.
II. Đặc trưng của mô hình:
Về sản xuất cây giống lâm nghiệp, Doanh nghiệp đã xây dựng nguồn giống tại chỗ để lấy vật liệu sản xuất giống (vườn cây trội Dó trầm, vườn cung cấp hom cây Keo lai). Bên cạnh đó, Doanh nghiệp liên kết với 120 hộ dân từ khâu sản xuất, tư vấn kỹ thuật đến tiêu thụ Cam, Bưởi Phúc Trạch; hiện nay Doanh nghiệp đã mở cửa hàng kinh doanh Cam, Bưởi phúc trạch tại thành phố Hà Tĩnh (số 156, đường Hải Thượng Lãn Ông) và mở các gian hàng trưng bày để giới thiệu và bán Bưởi Phúc Trạch vào các dịp lễ phục vụ tại các thành phố như: Hà Nội, Vinh, Ninh Bình và TP Hà Tĩnh.
III. Một số thông tin cần cho những người quan tâm để nhân rộng mô hình:
1. Một số điểm kỹ thuật cần lưu ý trong sản xuất cây giống:
a. Cây giống lâm nghiệp:
- Thời vụ gieo tạo cây giống: Đối với cây giống ngắn ngày Keo các loại từ tháng 4 – tháng 7, đối với cây bản địa, cây dài ngày từ tháng 12 - tháng 2.
- Vật liệu giống: Được chọn từ các nguồn giống đã được công nhận.
- Phòng trừ sâu bệnh tại vườn ươm: Chú ý phòng trừ bệnh phấn trắng cho các loại Keo, bệnh thối cổ rễ, sương mai cho các loại cây bản địa.
b. Cây giống ăn quả:
- Chọn nguồn giống: Đối với bưởi Phúc Trạch chọn tại Trung tâm bảo tồn quỹ gen trại giống bưởi xã Phúc Trạch và các cây đầu dòng tại các vườn hộ.
- Phòng trừ sâu bệnh hại tại vườn ươm: Bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua, các loài sâu keo, nhện…
2. Một số chính sách hiện hành liên quan:
- Hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh đến năm 2020 tại Nghị quyết số 91/2014/NQQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Địa chỉ một số cơ quan hỗ trợ về kỹ thuật và tư vấn chính sách:
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hương Khê; Điện thoại 0393.870.946.
- Văn phòng Điều phối NTM huyện Hương Khê; Điện thoại 0393.871.357
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật:
+ Kỹ sản xuất cây giống lâm nghiệp: Liên hệ với phòng Lâm sinh Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh; Điện thoại: 0393.891.263.
+ Kỹ thuât sản xuất cây giống ăn quả: Liên hệ với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh; địa chỉ: Số 136, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh; Điện thoại: 0393.857562;
- Tư vấn chính sách tiêu thụ sản phẩm: Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công thương; Điện thoại: 0393.850.129.
1. Thời gian thành lập: Năm 2007 (Năm 2014 liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Cam, Bưởi Phúc Trạch cho 120 hộ dân; vận động thành lập Hiệp hội sản xuất bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê).
2. Quy mô:10 ha sản xuất cây giống (3-4 triệu cây giống lâm nghiệp/năm; 2 triệu cây ăn quả/năm);
3. Doanh thu:15 tỷ đồng/năm.
4. Lợi nhuận:1,2 tỷ đồng/năm.
5. Số lao động sử dụng: Lao động thường xuyên: 22 người, lao động thời vụ: 30 người; Thu nhập bình quân: 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.
II. Đặc trưng của mô hình:
Về sản xuất cây giống lâm nghiệp, Doanh nghiệp đã xây dựng nguồn giống tại chỗ để lấy vật liệu sản xuất giống (vườn cây trội Dó trầm, vườn cung cấp hom cây Keo lai). Bên cạnh đó, Doanh nghiệp liên kết với 120 hộ dân từ khâu sản xuất, tư vấn kỹ thuật đến tiêu thụ Cam, Bưởi Phúc Trạch; hiện nay Doanh nghiệp đã mở cửa hàng kinh doanh Cam, Bưởi phúc trạch tại thành phố Hà Tĩnh (số 156, đường Hải Thượng Lãn Ông) và mở các gian hàng trưng bày để giới thiệu và bán Bưởi Phúc Trạch vào các dịp lễ phục vụ tại các thành phố như: Hà Nội, Vinh, Ninh Bình và TP Hà Tĩnh.
III. Một số thông tin cần cho những người quan tâm để nhân rộng mô hình:
1. Một số điểm kỹ thuật cần lưu ý trong sản xuất cây giống:
a. Cây giống lâm nghiệp:
- Thời vụ gieo tạo cây giống: Đối với cây giống ngắn ngày Keo các loại từ tháng 4 – tháng 7, đối với cây bản địa, cây dài ngày từ tháng 12 - tháng 2.
- Vật liệu giống: Được chọn từ các nguồn giống đã được công nhận.
- Phòng trừ sâu bệnh tại vườn ươm: Chú ý phòng trừ bệnh phấn trắng cho các loại Keo, bệnh thối cổ rễ, sương mai cho các loại cây bản địa.
b. Cây giống ăn quả:
- Chọn nguồn giống: Đối với bưởi Phúc Trạch chọn tại Trung tâm bảo tồn quỹ gen trại giống bưởi xã Phúc Trạch và các cây đầu dòng tại các vườn hộ.
- Phòng trừ sâu bệnh hại tại vườn ươm: Bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua, các loài sâu keo, nhện…
2. Một số chính sách hiện hành liên quan:
- Hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu sản xuất trong tỉnh đến năm 2020 tại Nghị quyết số 91/2014/NQQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Địa chỉ một số cơ quan hỗ trợ về kỹ thuật và tư vấn chính sách:
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hương Khê; Điện thoại 0393.870.946.
- Văn phòng Điều phối NTM huyện Hương Khê; Điện thoại 0393.871.357
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật:
+ Kỹ sản xuất cây giống lâm nghiệp: Liên hệ với phòng Lâm sinh Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh; Điện thoại: 0393.891.263.
+ Kỹ thuât sản xuất cây giống ăn quả: Liên hệ với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh; địa chỉ: Số 136, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh; Điện thoại: 0393.857562;
- Tư vấn chính sách tiêu thụ sản phẩm: Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công thương; Điện thoại: 0393.850.129.