Mô hình lạ: 200 chị em phụ nữ lập tổ giúp nhau trồng riềng, làm kinh tế

Mô hình lạ: 200 chị em phụ nữ lập tổ giúp nhau trồng riềng, làm kinh tế

Khoảng 200 chị em phụ nữ ở xóm Tiền Phong, xã Nam Hưng (Nam Đàn, Nghệ An) chia làm 10 tổ luân phiên nhau trồng riềng trên đất đồi, mang lại thu nhập khoảng 50 triệu đồng/năm cho mỗi hộ gia đình.

Mô hình trồng riềng ở xóm Tiền Phong, xã Nam Hưng (Nam Đàn) đã có gần 20 năm nay với gần 80 hộ tham gia. Tuy nhiên, 5 năm gần đây phụ nữ xóm thành lập 10 tổ trồng riềng, mỗi tổ trên 20 người để cùng giúp đỡ nhau, các chị thay phiên nhau, hôm nay làm nhà này, ngày mai làm nhà kia. 
Cây riềng đã được người dân xóm Tiền Phong, xã Nam Hưng (Nam Đàn) trồng từ 20 năm nay. Tuy nhiên, 5 năm gần đây phụ nữ xóm thành lập 10 tổ trồng riềng, mỗi tổ trên 20 người để cùng giúp đỡ nhau, các chị thay phiên nhau, hôm nay làm nhà này, ngày mai làm nhà kia theo kiểu "làm riềng theo phiên".
Trồng riềng tuy vốn đầu tư không nhiều, nhưng quá trình chăm sóc đòi hỏi nhiều công. Chính vì vậy khi trồng cây riềng mới cần phải đúng kỹ thuật và chọn thời tiết phù hợp.
Trồng riềng tuy vốn đầu tư không nhiều, nhưng quá trình chăm sóc đòi hỏi nhiều công. Chính vì vậy khi trồng cây riềng mới cần phải đúng kỹ thuật và chọn thời tiết phù hợp.
Chăm sóc, bón phân cũng phải theo đúng quy trình. 
Chăm sóc, bón phân cũng phải theo đúng quy trình. 
Khâu cắt tỉa củ riềng thành phẩm đưo là vất vả, tỉ mẩn nhất. Sau khi thu hoạch, củ riềng phải được rũ sạch đất, cắt bỏ sạch rễ. Vì thế khi thành lập tổ, chị em giúp nhau hiệu quả và nhanh hơn. 
Khâu cắt tỉa củ riềng thành phẩm được cho là vất vả, tỉ mẩn nhất. Sau khi thu hoạch, củ riềng phải được rũ sạch đất, cắt bỏ sạch rễ. Vì thế khi thành lập tổ, chị em giúp nhau hiệu quả và nhanh hơn. 

 

m
Nếu không có các tổ luân phiên giúp nhau, thì mỗi ngày không thể vừa chăm sóc, vừa thu hoạch, vừa gọt sạch riềng. Bởi để làm sạch một củ riềng như thế này, một người mất gần 10 phút.

   

m
Do hợp với đất đồi, riềng được trồng ở Tiền Phong nặng từ 0,5 đến 0,7 kg/củ. Sau khi làm sạch, người dân xóm Tiền Phong đóng riềng thành bao, chờ thương lái đến thu mua tại nhà. Giá riềng bình quân từ 12 đến 14 nghìn/kg. Có thời điểm lên đến 20 nghìn/kg.
Chị Nguyễn Thị Hằng - Chi hội trưởng Hội phụ nữ xóm Tiền Phong (thứ 2 từ trái sang) chia sẻ: Ngoài việc nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình, mô hình này còn vui và tăng thêm tình đoàn kết.  

Bình quân, mỗi hộ thu nhập từ trồng riềng ít nhất 50 triệu/năm. Có hộ trồng nhiều thu nhập hơn 150 triệu/năm. Chị Nguyễn Thị Hằng - Chi hội trưởng Hội phụ nữ xóm Tiền Phong (thứ 2 từ trái sang) chia sẻ: "Ngoài việc nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình, mô hình này còn làm tăng thêm sự gắn bó tình làng nghĩa xóm".

 Thu Hương
Nguồn: baonghean.vn