Nữ giám đốc hợp tác xã năng động
- Thứ bảy - 02/06/2018 07:22
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chị Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tân Thành, ở xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn là tấm gương sáng về sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.
Chị Minh sinh ra, lớn lên tại Quảng Ninh. Năm 2000, chị về làm dâu tại thôn Tân Thành, xã Nông Thượng - thôn chủ yếu là người Dao sinh sống. Thời điểm đó, thôn Tân Thành chưa có điện lưới quốc gia, cuộc sống gia đình chị cũng như những người dân ở đây gặp nhiều khó khăn. Năm 2002, hai vợ chồng chị chuyển vào Tây Nguyên tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế. Chị Minh cùng chồng tham gia các dự án trồng rừng tại Gia Lai… Khi các dự án trồng rừng tại Tây Nguyên kết thúc, năm 2008, vợ chồng chị quay về xã Nông Thượng sinh sống.
Đến năm 2010, sau khi sinh bé thứ hai, sức khỏe chị yếu dần, thể trạng gầy gò. Người dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn thường có thói quen dùng nghệ thêm vào các món ăn, đặc biệt là để chăm sóc bà mẹ sau sinh. Sau một thời gian dùng nghệ, sức khỏe chị hồi phục nhanh, tăng cân, da dẻ hồng hào trở lại. Lúc đó, chị Hồng Minh đã bắt đầu ý tưởng trồng nghệ làm hàng hóa, ấp ủ sản xuất tinh bột nghệ để bán ra thị trường.
Sau 5 năm tìm tòi thử nghiệm, tìm hướng đi cho cây nghệ, năm 2016, chị đã thành lập tổ hợp tác trồng nghệ và sản xuất tinh bột nghệ với 4 thành viên ban đầu đều là người địa phương. Tháng 5/2017, chị Minh mạnh dạn thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Tân Thành để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho các thành viên nhiều hơn. Hợp tác xã nông nghiệp Tân Thành có 9 thành viên đều là người địa phương. Ngoài công việc tại Hợp tác xã, các thành viên đều tham gia trồng nghệ trên phần diện tích của gia đình.
Tân Thành là địa phương có phong trào trồng quế phát triển, ngoài trồng quế, nhiều hộ dân đã canh tác thêm trồng nghệ dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trung bình mỗi ha nghệ sau hai năm cho thu hoạch khoảng 20 tấn, thu nhập đạt khoảng hơn 100 triệu đồng/ha.
Chị Minh cho biết, chị áp dụng chính sách ưu tiên giá thu mua đối với nguyên liệu nghệ do thành viên Hợp tác xã trồng để khuyến khích họ mở rộng diện tích. Ngoài ra, trước vụ trồng nghệ, Hợp tác xã làm hợp đồng với các hộ dân trồng nghệ và hướng dẫn trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong công đoạn làm cỏ. Khi thu mua củ nghệ, Hợp tác xã sẽ loại bỏ củ không bảo đảm chất lượng sau khi Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm nông - lâm, thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn) thông báo kết quả kiểm nghiệm. Ngoài ra, Hợp tác xã sử dụng bã nghệ ủ men vi sinh làm phân hữu cơ, cấp cho các hộ dân để vừa giảm chi phí sản xuất vừa nâng cao chất lượng củ nghệ, đảm bảo nguyên liệu đầu vào của tinh bột nghệ.
Chia sẻ về hướng phát triển Hợp tác xã thời gian tới, chị Minh cho biết chị đang bàn với các thành viên đầu tư máy móc để sấy khô sản phẩm nông sản sẵn có tại địa phương như các loại măng, mít và các loại nông sản khác. Chị mong muốn, năm 2018, Hợp tác xã sẽ sản xuất thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng.
Đến năm 2010, sau khi sinh bé thứ hai, sức khỏe chị yếu dần, thể trạng gầy gò. Người dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn thường có thói quen dùng nghệ thêm vào các món ăn, đặc biệt là để chăm sóc bà mẹ sau sinh. Sau một thời gian dùng nghệ, sức khỏe chị hồi phục nhanh, tăng cân, da dẻ hồng hào trở lại. Lúc đó, chị Hồng Minh đã bắt đầu ý tưởng trồng nghệ làm hàng hóa, ấp ủ sản xuất tinh bột nghệ để bán ra thị trường.
Sau 5 năm tìm tòi thử nghiệm, tìm hướng đi cho cây nghệ, năm 2016, chị đã thành lập tổ hợp tác trồng nghệ và sản xuất tinh bột nghệ với 4 thành viên ban đầu đều là người địa phương. Tháng 5/2017, chị Minh mạnh dạn thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Tân Thành để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho các thành viên nhiều hơn. Hợp tác xã nông nghiệp Tân Thành có 9 thành viên đều là người địa phương. Ngoài công việc tại Hợp tác xã, các thành viên đều tham gia trồng nghệ trên phần diện tích của gia đình.
Chị Hồng Minh thường xuyên đi kiểm tra chất lượng cây nghệ đang được trồng trong các thửa ruộng của các thành viên HTX. |
Chị Minh cho biết, chị áp dụng chính sách ưu tiên giá thu mua đối với nguyên liệu nghệ do thành viên Hợp tác xã trồng để khuyến khích họ mở rộng diện tích. Ngoài ra, trước vụ trồng nghệ, Hợp tác xã làm hợp đồng với các hộ dân trồng nghệ và hướng dẫn trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong công đoạn làm cỏ. Khi thu mua củ nghệ, Hợp tác xã sẽ loại bỏ củ không bảo đảm chất lượng sau khi Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm nông - lâm, thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn) thông báo kết quả kiểm nghiệm. Ngoài ra, Hợp tác xã sử dụng bã nghệ ủ men vi sinh làm phân hữu cơ, cấp cho các hộ dân để vừa giảm chi phí sản xuất vừa nâng cao chất lượng củ nghệ, đảm bảo nguyên liệu đầu vào của tinh bột nghệ.
Hiện nay, sản phẩm chủ lực của Hợp tác xã là sản xuất tinh bột nghệ nếp vàng và tinh bột nghệ đen. Sản phẩm được tiêu thụ ở các tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Buôn Ma Thuột. Từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2017, doanh thu của Hợp tác xã nông nghiệp Tân Thành đã đạt hơn 2 tỷ đồng. Các thành viên Hợp tác xã tham gia làm việc tại xưởng chế biến đều có thu nhập từ 4,5 - 6,5 triệu đồng/tháng.
Chia sẻ về hướng phát triển Hợp tác xã thời gian tới, chị Minh cho biết chị đang bàn với các thành viên đầu tư máy móc để sấy khô sản phẩm nông sản sẵn có tại địa phương như các loại măng, mít và các loại nông sản khác. Chị mong muốn, năm 2018, Hợp tác xã sẽ sản xuất thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng.