Nuôi tôm càng xanh trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Thứ tư - 23/10/2019 22:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Vùng đất tại Đập Yên Vũ, thôn Chi Lưu, xã Thạch Kênh (Thạch Hà, Hà Tĩnh) được quy hoạch để nuôi trồng thủy sản có diện tích gần 100 ha. Theo anh Lê Văn Đại, trước đây, với dự định vùng này được xây dựng và quy hoạch để nuôi tôm, nhưng khi Sông nghèn bị ngọt hóa, nguồn nước mặn không lấy vào được, nên dự án nuôi tôm dừng lại. Anh Lê Văn Đại đã mạnh dạn thuê lại một phần vùng đất này và đầu tư lại cơ sở hạ tầng, cải tạo ao hồ để chuyển đổi sang nuôi thủy sản nước ngọt.
Sau gần hai năm đầu tư nuôi các đối tượng truyền thống như: Cá trắm, cá trôi, cá chép, ...anh Lê Văn Đại nhận thấy thị trường đầu ra ngày càng khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Vì vậy, anh đã tìm hiểu từ các trang thông tin đại chúng đến thực tế một số mô hình nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao trong và ngoài tỉnh. Nhận thấy tôm càng xanh là đối tượng nuôi không quá khó về mặt kỹ thuật, chi phí đầu tư thấp mà giá bán lại cao. Cuối cùng, anh đã quyết định thử sức với con tôm càng xanh với mong muốn sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho gia đình. Đầu năm 2019, anh Đại đã mạnh dạn đầu tư gần 1 ha ao và thả 5 vạn tôm giống càng xanh để nuôi thử nghiệm.
Với niềm đam mê sẵn có nên anh rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm và quyết tâm để thực hiện thành công mô hình này. Mặc dù vậy nhưng “trăm hay không bằng tay quen”, sau lần nuôi thử nghiệm đầu tiên, do kinh nghiệm chưa có nhiều nên lượng tôm thả nuôi bị chết nhiều. Anh Đại đã không hề nản chí mà ngay sau đó, anh đã tiếp tục đầu tư, cải tạo thêm 1 ha ao và mua thêm 7 vạn giống để về tiếp tục thả nuôi.
Lần này, để giảm thiểu lượng tôm giống khi mới thả dễ bị hao hụt cũng như để chăm sóc quản lý tôm nuôi tốt hơn trong giai đoạn đầu, anh Lê Văn Đại đã đầu tư hẳn một bể ương tôm giống trước khi thả xuống ao. Ao ương có diện tích khoảng 30 m2, được bố trí phủ một lớp bạt chống thấm để giữ nước và có sục khí đầy đủ, nguồn nước đưa vào được lọc và xử lý đảm bảo. “Từ khi thả giống đến khi tôm đạt kích cỡ từ 2-3 cm phải mất 25 – 30 ngày, khi đó, mới chuyển tôm ra ao lớn để nuôi; thực hiện theo cách này, tỷ lệ sống giai đoạn ương đạt từ 70-75% và con tôm sẽ có sức đề kháng cao hơn, khi thả ra ao nuôi sẽ phát triển tốt hơn”, anh Đại chia sẽ.
Lần này, nhờ quá trình chăm sóc bài bản, đúng quy trình kỹ thuật nên sau hơn 05 tháng nuôi, tôm thích nghi và phát triển rất tốt. Đến nay, tôm đã đạt kích cỡ 22-25 con/kg và gia đình anh đang tiến hành thu hoạch để bán dần. Với giá bán giao động từ 450 – 470.000 đồng/kg, vụ tôm này anh dự tính thu lãi trên 100 triệu đồng.
Theo anh Đại, trong nuôi tôm càng xanh, việc cải tạo ao, xử lý môi trường nước giống với quy trình kỹ thuật như nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Nhưng nuôi tôm càng xanh ít bị dịch bệnh hơn, tỷ lệ sống chỉ cần đạt từ 35 – 40% là người nuôi đã có lãi. “Bên cạnh đó, để đạt được năng suất cao, chất lượng thịt tôm thương phẩm ngon, chắc thì phải luôn tạo được môi trường sống giàu thức ăn tự nhiên vì tôm càng xanh có tập tính ăn tạp, ngoài ra cần bổ sung thức ăn công nghiệp có độ đạm cao”, anh Đại chia sẽ thêm.
Được biết, với mong muốn tương lai sẽ hình thành vùng nuôi trồng thủy sản và hướng tới các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, bên cạnh dự định mở rộng diện tích để nuôi tôm càng xanh thì hiện nay anh Lê Văn Đại đang đưa một số đối tượng khác vào nuôi như: Cá Lăng nha, cá Vược,… từ đó để anh có cơ sở xác định lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp dần thay thế các đối tượng nuôi truyền thống và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Qua kết quả bước đầu đạt được của mô hình cho thấy đây là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng. Với kỹ thuật nuôi không quá khó, chi phí đầu tư thấp mà giá bán tôm thương phẩm cao, người dân có thể nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến cũng đã có thu nhập ổn định. Vì thế, trong thời gian tới, các cấp, ngành liên quan cần có sự quan tâm về cả mặt khoa học kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ để người dân tiếp cận, từ đó có thế nhân rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước, đa dạng hóa đối tượng nuôi, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà./.
Sau gần hai năm đầu tư nuôi các đối tượng truyền thống như: Cá trắm, cá trôi, cá chép, ...anh Lê Văn Đại nhận thấy thị trường đầu ra ngày càng khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Vì vậy, anh đã tìm hiểu từ các trang thông tin đại chúng đến thực tế một số mô hình nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao trong và ngoài tỉnh. Nhận thấy tôm càng xanh là đối tượng nuôi không quá khó về mặt kỹ thuật, chi phí đầu tư thấp mà giá bán lại cao. Cuối cùng, anh đã quyết định thử sức với con tôm càng xanh với mong muốn sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho gia đình. Đầu năm 2019, anh Đại đã mạnh dạn đầu tư gần 1 ha ao và thả 5 vạn tôm giống càng xanh để nuôi thử nghiệm.
Với niềm đam mê sẵn có nên anh rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm và quyết tâm để thực hiện thành công mô hình này. Mặc dù vậy nhưng “trăm hay không bằng tay quen”, sau lần nuôi thử nghiệm đầu tiên, do kinh nghiệm chưa có nhiều nên lượng tôm thả nuôi bị chết nhiều. Anh Đại đã không hề nản chí mà ngay sau đó, anh đã tiếp tục đầu tư, cải tạo thêm 1 ha ao và mua thêm 7 vạn giống để về tiếp tục thả nuôi.
Lần này, để giảm thiểu lượng tôm giống khi mới thả dễ bị hao hụt cũng như để chăm sóc quản lý tôm nuôi tốt hơn trong giai đoạn đầu, anh Lê Văn Đại đã đầu tư hẳn một bể ương tôm giống trước khi thả xuống ao. Ao ương có diện tích khoảng 30 m2, được bố trí phủ một lớp bạt chống thấm để giữ nước và có sục khí đầy đủ, nguồn nước đưa vào được lọc và xử lý đảm bảo. “Từ khi thả giống đến khi tôm đạt kích cỡ từ 2-3 cm phải mất 25 – 30 ngày, khi đó, mới chuyển tôm ra ao lớn để nuôi; thực hiện theo cách này, tỷ lệ sống giai đoạn ương đạt từ 70-75% và con tôm sẽ có sức đề kháng cao hơn, khi thả ra ao nuôi sẽ phát triển tốt hơn”, anh Đại chia sẽ.
Lần này, nhờ quá trình chăm sóc bài bản, đúng quy trình kỹ thuật nên sau hơn 05 tháng nuôi, tôm thích nghi và phát triển rất tốt. Đến nay, tôm đã đạt kích cỡ 22-25 con/kg và gia đình anh đang tiến hành thu hoạch để bán dần. Với giá bán giao động từ 450 – 470.000 đồng/kg, vụ tôm này anh dự tính thu lãi trên 100 triệu đồng.
Theo anh Đại, trong nuôi tôm càng xanh, việc cải tạo ao, xử lý môi trường nước giống với quy trình kỹ thuật như nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Nhưng nuôi tôm càng xanh ít bị dịch bệnh hơn, tỷ lệ sống chỉ cần đạt từ 35 – 40% là người nuôi đã có lãi. “Bên cạnh đó, để đạt được năng suất cao, chất lượng thịt tôm thương phẩm ngon, chắc thì phải luôn tạo được môi trường sống giàu thức ăn tự nhiên vì tôm càng xanh có tập tính ăn tạp, ngoài ra cần bổ sung thức ăn công nghiệp có độ đạm cao”, anh Đại chia sẽ thêm.
Được biết, với mong muốn tương lai sẽ hình thành vùng nuôi trồng thủy sản và hướng tới các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, bên cạnh dự định mở rộng diện tích để nuôi tôm càng xanh thì hiện nay anh Lê Văn Đại đang đưa một số đối tượng khác vào nuôi như: Cá Lăng nha, cá Vược,… từ đó để anh có cơ sở xác định lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp dần thay thế các đối tượng nuôi truyền thống và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Qua kết quả bước đầu đạt được của mô hình cho thấy đây là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng. Với kỹ thuật nuôi không quá khó, chi phí đầu tư thấp mà giá bán tôm thương phẩm cao, người dân có thể nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến cũng đã có thu nhập ổn định. Vì thế, trong thời gian tới, các cấp, ngành liên quan cần có sự quan tâm về cả mặt khoa học kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ để người dân tiếp cận, từ đó có thế nhân rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước, đa dạng hóa đối tượng nuôi, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà./.
Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiephatinh.gov.vn