'Vua' cá chình 9X
- Thứ hai - 30/07/2018 20:06
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Từ bỏ công việc kĩ thuật có mức lương ổn định, chàng kỹ sư trẻ 9X Võ Văn Sang trở về quê ở thôn Thái Bắc, xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) lập nghiệp với mô hình nuôi cá chình. Mỗi năm, chàng trai này có thu nhập hơn 300 triệu đồng, được mệnh danh là “vua” cá chình.
Đam mê nông nghiệp
Sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp, từ nhỏ Võ Văn Sang (SN 1991)đã có tình yêu mãnh liệt với đất đai, cây cỏ và động vật. Tốt nghiệp THPT, Sang quyết định thi vào ngành Nông nghiệp của trường ĐH Quảng Bình để nuôi dưỡng đam mê của mình.Học năm đầu tiên, thấy ngành học không phù hợp, Sang quyết định thi lại đại học đúng với ngành mà mình đam mê. May mắn đã mỉm cười, Sang thi đỗ vào ngành Cây trồng thuộc trường ĐH Nông lâm (Huế).
Năm 2014, Sang tốt nghiệp ra trường đi làm tư vấn kĩ thuật cho một người quen ở Kon Tum theo ý của gia đình với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương tốt đối với nhiều bạn trẻ khi mới ra trường. Nhưng càng làm Sang càng suy nghĩ nhiều hơn về đam mê, những dự định làm nông nghiệp của mình và bắt đầu mày mò tìm hiểu, lên kế hoạch riêng cho bản thân.
Để thực hiện, Sang nhiều lần gọi về xin ý kiến của mẹ nhưng nhận được sự phản đối quyết liệt.“Tôi khuyên Sang làm công nhân để ổn định lại có thu nhập.Tôi vốn làm nông dân nên hiểu rõ những vất vả của người làm nông.Nên khi Sang nói bỏ việc để về quê nuôi cá chình tôi đã không đồng ý”, bà Nguyễn Thị Duệ, mẹ của Sang cho hay.
Sau hơn 6 tháng thuyết phục, cuối cùng bà Duệ đã đồng ý với quyết định của Sang. Đầu năm 2016, chàng trai 9X bắt đầu kế hoạch của mình với mô hình nuôi cá chình.
Năm 2014, Sang tốt nghiệp ra trường đi làm tư vấn kĩ thuật cho một người quen ở Kon Tum theo ý của gia đình với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương tốt đối với nhiều bạn trẻ khi mới ra trường. Nhưng càng làm Sang càng suy nghĩ nhiều hơn về đam mê, những dự định làm nông nghiệp của mình và bắt đầu mày mò tìm hiểu, lên kế hoạch riêng cho bản thân.
Để thực hiện, Sang nhiều lần gọi về xin ý kiến của mẹ nhưng nhận được sự phản đối quyết liệt.“Tôi khuyên Sang làm công nhân để ổn định lại có thu nhập.Tôi vốn làm nông dân nên hiểu rõ những vất vả của người làm nông.Nên khi Sang nói bỏ việc để về quê nuôi cá chình tôi đã không đồng ý”, bà Nguyễn Thị Duệ, mẹ của Sang cho hay.
Sau hơn 6 tháng thuyết phục, cuối cùng bà Duệ đã đồng ý với quyết định của Sang. Đầu năm 2016, chàng trai 9X bắt đầu kế hoạch của mình với mô hình nuôi cá chình.
Thu hơn 300 triệu đồng/năm
Võ Văn Sang là một trong những người đầu tiên ở Quảng Bình thực hiện mô hình nuôi cá chình trong ao đất. “Cá chình là loại cá có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, ít bệnh và đầu ra thuận lợi.Tôi quyết định khởi nghiệp bắt đầu từ loài cá nàyvì có rất ít người nuôi chúng”, Sang nói.
Để có vốn, Sang cầm sổ đỏ đi thế chấp vay ngân hàng150 triệu đồng.Có vốn anh bắt tay vào việc đào ao nuôi, rồi vào Nha Trang tìm hiểu cách nuôi cá chình, tìm kiếm nguồn giống.
Vụ đầu tiên, Sang thả 400 con giống.Sau hơn một năm chăm sóc cá chình phát triển tốt, mỗi con có trọng lượng từ 1kg đến 1,5kg.Đầu ra của loài cá này khá thuận lợi, nuôi được bao nhiêu là có người đặt mua bấy nhiêu. Với giá giao động từ 500 đến 600 ngàn đồng/kg, vụ đầu tiên Sang thu hơn 200 triệu đồng (chưa trừ các chi phí).
Thức ăn chủ yếu của cá chình là các loại cá nhỏ được xay ra. Để chủ động nguồn thức ăn, Sang đào tiếp hồ thứ hai nuôi cá rô phi. “Mùa hè nguồn thức ăn cho cá rẻ và dễ kiếm nhưng mùa đông thì có tiền cũng khó mà mua được. Tôi đã thả nuôi cá rô phi trên diện tích 600m2 để chủ động nguồn thức ăn cho cá chình”, Sang cho biết.
Không giữ bí kíp nuôi cá chình riêng cho bản thân, anh đã hướng dẫn nguồn giống và kĩ thuật nuôi cho nhiều người khác. Hiện ao cá của Sang có hơn 800 con đang chuẩn bị vào lứa thu hoạch. Trọng lượng trung bình mỗi con hơn 1kg, Sang ước tính vụ này thu được hơn 800kg cá chình. “Với giá 500 nghìn đồng 1kg em nhẩm tính thu nhập được 400 triệu từ cá chình, trừ chi phí sẽ còn hơn 300 triệu đồng”, Sang chia sẻ.
Theo Sang, để cá chình phát triển tốt người nuôi cần vệ sinh ao kĩ trước khi xuống giống. Ngoài ra cần cung cấp đủ không khí và giữ nước ao luôn được sạch. Thông thường thức ăn cho cá chình bằng 5% trọng lượng mỗi con cá. Mỗi ngày cho cá ăn hai bữa sáng và chiều tối. Hiện Sang tiếp tục nuôi cá rô đầu vuông và trồng hơn 5 ha rừng keo, thông. Thời gian tới, Sang sẽ mở rộng ao nuôi, tăng số lượng nuôi cá chình lên 1.000 con.
“Muốn cá chình phát triển đồng đều, cứ sau 3 tháng cần phải phân loại cá. Với trọng lượng cá khác nhau cần có thêm chế độ ăn phù hợp. Vì vậy, cần phân nhỏ ao nuôi.Người nuôi cần nuôi xen một số giống cá khác như: cá mè, cá trắm để hạn chế sự phát triển của tảo và làm sạch hồ nuôi”, Võ Văn Sang chia sẻ.
Để có vốn, Sang cầm sổ đỏ đi thế chấp vay ngân hàng150 triệu đồng.Có vốn anh bắt tay vào việc đào ao nuôi, rồi vào Nha Trang tìm hiểu cách nuôi cá chình, tìm kiếm nguồn giống.
Vụ đầu tiên, Sang thả 400 con giống.Sau hơn một năm chăm sóc cá chình phát triển tốt, mỗi con có trọng lượng từ 1kg đến 1,5kg.Đầu ra của loài cá này khá thuận lợi, nuôi được bao nhiêu là có người đặt mua bấy nhiêu. Với giá giao động từ 500 đến 600 ngàn đồng/kg, vụ đầu tiên Sang thu hơn 200 triệu đồng (chưa trừ các chi phí).
Thức ăn chủ yếu của cá chình là các loại cá nhỏ được xay ra. Để chủ động nguồn thức ăn, Sang đào tiếp hồ thứ hai nuôi cá rô phi. “Mùa hè nguồn thức ăn cho cá rẻ và dễ kiếm nhưng mùa đông thì có tiền cũng khó mà mua được. Tôi đã thả nuôi cá rô phi trên diện tích 600m2 để chủ động nguồn thức ăn cho cá chình”, Sang cho biết.
Không giữ bí kíp nuôi cá chình riêng cho bản thân, anh đã hướng dẫn nguồn giống và kĩ thuật nuôi cho nhiều người khác. Hiện ao cá của Sang có hơn 800 con đang chuẩn bị vào lứa thu hoạch. Trọng lượng trung bình mỗi con hơn 1kg, Sang ước tính vụ này thu được hơn 800kg cá chình. “Với giá 500 nghìn đồng 1kg em nhẩm tính thu nhập được 400 triệu từ cá chình, trừ chi phí sẽ còn hơn 300 triệu đồng”, Sang chia sẻ.
Theo Sang, để cá chình phát triển tốt người nuôi cần vệ sinh ao kĩ trước khi xuống giống. Ngoài ra cần cung cấp đủ không khí và giữ nước ao luôn được sạch. Thông thường thức ăn cho cá chình bằng 5% trọng lượng mỗi con cá. Mỗi ngày cho cá ăn hai bữa sáng và chiều tối. Hiện Sang tiếp tục nuôi cá rô đầu vuông và trồng hơn 5 ha rừng keo, thông. Thời gian tới, Sang sẽ mở rộng ao nuôi, tăng số lượng nuôi cá chình lên 1.000 con.
“Muốn cá chình phát triển đồng đều, cứ sau 3 tháng cần phải phân loại cá. Với trọng lượng cá khác nhau cần có thêm chế độ ăn phù hợp. Vì vậy, cần phân nhỏ ao nuôi.Người nuôi cần nuôi xen một số giống cá khác như: cá mè, cá trắm để hạn chế sự phát triển của tảo và làm sạch hồ nuôi”, Võ Văn Sang chia sẻ.