MÔ HÌNH NUÔI CÁ LỒNG BÈ

Hợp tác xã Hải Tiến xã Thạch Sơn Giám đốc: Nguyễn Viết Huệ; Điện thoại: 0948.148.709. Địa chỉ: Sông Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà
MÔ HÌNH NUÔI CÁ LỒNG BÈ

 
          I. Thông tin cơ bản mô hình:
1. Thời gian thành lập: năm 2011
2. Quy mô: 26 lồng (156 ô)/ 26 hộ 
3. Doanh thu: 2,5 - 3 tỷ đồng/năm.
4. Thu nhập: 1,0 - 1,2 tỷ đồng/năm
5. Số lao động: 26 người; Thu nhập bình quân: 5 - 6 triệu/người/tháng.
II. Đặc trưng của mô hình:
HTX nuôi cá lồng bè Hải Tiến có 26 thanh viên, là mô hình HTX tự sản xuất, tiêu thụ và khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước khu vực chuyển đổi nghề do xây dựng công trình thủy lợi Đò Điệm. Sản phẩm sản xuất chính là các loài cá có giá trị kinh tế cao (cá chẽm, cá mú và cá hồng mỹ,…). Sản phẩm của HTX chủ yếu tiêu thụ tại các chợ và nhà hàng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Mô hình đã tạo nghề mới cho bàn con chuyển đổi sinh kế từ khai thác thủy sản sang nuôi trồng thủy sản.
III. Một số thông tin cần cho những người quan tâm để nhân rộng mô hình:
1.  Giống: Giống cá chẽm, cá mú và cá hồng mỹ,… được cung cấp bởi Đại lý giống cá anh Tuấn, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; Điện thoại: 0166.2152.494.
2. Thức ăn: Sử dụng thức ăn của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. Địa chỉ: số 2, đường 2A, KCN Biên Hòa 2, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Điện thoại: 0963.850.899 (liên hệ anh Điền). Thức ăn cá tạp thu mua ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.
3. Một số điểm kỹ thuật cần lưu ý:
3.1. Lựa chọn địa điểm đặt lồng:
- Chọn nơi có nguồn nước sạch, thông thoáng, sạch sẽ, không bị nhiễm phèn, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
- Khoảng cách từ đáy lồng xuống đáy hồ đạt độ sâu tối thiểu 0,5-1m. Khoảng cách lồng đặt cách bờ từ 3-5m. Khoảng cách giữa các cụm lồng tối thiểu từ 150 - 200m. Lồng đặt so le để hạn chế sự lây lan dịch bệnh
- Chất lượng nước phải đảm bảo các yếu tố sau: độ trong ≥ 30 cm, pH 7 - 8,5; oxy hoà tan > 5 mg/lít. Đối với nuôi lồng mặn lợ, độ mặn tuỳ thuộc đối tượng nuôi nhưng không quá 33‰.
3.2. Thiết kế lồng  nuôi:
- Thiết kế lồng nuôi tùy vào quy mô, thông thường lồng được thiết kế dạng hình chữ nhật, hình vuông. Khung lồng làm bằng sắt ống, kết phao nổi và bọc lưới ni-long. Lồng cho nổi trên mặt nước tối thiểu là 0,3 m.
- Sử dụng lưới PE với mắt lưới 1 - 2 cm. Phần phao nổi nên sử dụng thùng phi sắt hoặc nhựa.
3.3. Chọn giống và thả giống:
- Đối tượng nuôi: Chọn đối tượng nuôi phải phù hợp với điều kiện của từng vùng nuôi, nên lựa chọn những đối tượng có giá trị kinh tế cao để nuôi lồng như cá chim vây vàng, cá chẽm, cá hồng mỹ, cá mú, cá diêu hồng,...
- Chọn giống cá: Cá khỏe mạnh, không dị hình, dị tật, màu sắc tươi sáng.
- Mật độ thả: Đối với nuôi lồng mặn lợ: 15 - 25 con/m3; đối với nuôi lồng nước ngọt: 20 - 80 con/m3.
3.4. Chăm sóc và quản lý:
- Thức ăn: Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp (cá mối, cá cơm, cá trích, cá liệt…) và thức ăn công nghiệp. Số lần cho ăn: 3-6 lần/ngày. Thường xuyên vệ sinh, cọ rửa lưới, khung lồng.
- Định kỳ phân cỡ cá nuôi và điều chỉnh mật độ nuôi thích hợp, hạn chế hiện tượng ăn thịt lẫn nhau gây hao hụt.
- Định kỳ 10 ngày sử dụng vitamin C và khoáng trộn và men tiêu hóa vào thức ăn để tăng khả năng bắt mồi và sức đề kháng cho cá nuôi. Treo túi vôi ở góc lồng để hạn chế mầm bệnh, ổn định môi trường.
4. Một số chính sách hiện hành liên quan: Chính sách phát triển thủy sản tại Điều 26, Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND, ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
5. Địa chỉ một số cơ quan hỗ trợ về kỹ thuật và tư vấn chính sách
- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thạch Hà; Điện thoại: 0393.845.421.
- Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh, địa chỉ: số 137, đường Hà Huy Tập, TP. Hà Tĩnh; Điện thoại: 0393.855.779.