|
Ngay từ ngày mới ra đời (năm 1979), thôn Hồng Lĩnh đã phát triển nghề trồng rau. Hiện nay, làng có 70 hộ dân, tất cả đều lấy nghề trồng rau, củ, quả là nghề chính. Diện tích trồng rau hiện tại là 15 ha. Hộ ít nhất cũng có 2-3 sào, hộ làm nhiều có 5-7 sào trồng rau quanh năm. |
|
5 năm gần đây, làng rau phát triển một cách chuyên nghiệp mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhất là từ lúc có chủ trương xây dựng vườn mẫu, nhiều hộ gia đình đã quy hoạch và xây dựng vườn, ruộng của mình thành những khu vườn mẫu, ruộng mẫu có đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho việc sản xuất. Chị Phan Thị Hồng Lộc (trong ảnh) cho biết: “Vườn mẫu của gia đình tôi rộng 3.500 m2, từ tháng 7 đến tháng Giêng âm lịch, tôi chuyên ươm các loại cây rau giống. Những tháng còn lại tôi trồng các loại rau, củ thương phẩm hàng hóa như: dưa chuột, bí xanh, mướp đắng...”. |
Thời điểm này (tháng 9 âm lịch) là thời gian cao điểm của sản xuất cây giống vụ đông. Các hộ nông dân ở thôn Hồng Lĩnh tiến hành công việc vào lúc 3h chiều và thường kết thúc vào 12h đêm, có khi đến 1h sáng để chuẩn bị cây giống. Đến 4h sáng ngày hôm sau, họ sẽ mang sản phẩm của mình đến nhập cho các cơ sở, hoặc thương lái hẹn trước. Có khoảng gần 20 loại cây rau giống như: Rau diếp, súp lơ, bắp cải, cà tím, cà chua, cải mồng gà, cây ớt... |
|
Nhờ kinh nghiệm nhiều năm trong việc trồng rau và luôn áp dụng những kiến thức kỹ thuật mới, uy tín có được từ nhiều vụ trước nên cây rau giống của thôn Hồng Lĩnh luôn được thương lái lựa chọn và bà con các địa phương tin dùng. Chị Phan Thị Hương (trong ảnh), chủ hộ có 5 sào cây rau giống cho biết: “Thương lái liên tục đặt hàng khiến tôi không kịp nghỉ tay. Tối nào cũng phải đỏ đèn pin làm đến tận 12h mới xong việc”. |
|
Những cây rau giống của thôn Hồng Lĩnh không chỉ phục vụ nhu cầu các huyện trong tỉnh mà còn vươn đến một số địa phương khác ở tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa... Trong suốt 6 tháng, trừ những ngày mưa gió, bão lụt hay thời tiết bất thường, ngày nào các hộ dân ở đây cũng miệt mài trên các vườn, ruộng rau giống của họ. |
|
Theo những người dân nơi đây, làng rau có thu nhập quanh năm, trong đó 6 tháng làm cây giống giúp các hộ gia đình ở thôn Hồng Lĩnh có thu nhập bình quân khoảng 2 triệu đồng/ngày. Thời gian cao điểm như hiện nay, có hộ thu nhập 5-6 triệu đồng/ngày (Ảnh: Ruộng cây rau giống của vợ chồng anh Phan Văn Hải) |
|
|
|
Bằng cách canh tác luân phiên giữa các thửa ruộng nên cây rau giống của bà con thôn Hồng Lĩnh lúc nào cũng có sẵn trong 6 tháng, từ tháng 7 âm lịch đến hết tháng Giêng). Ảnh: Vườn mẫu của anh Phan Văn Hoan |
| Bên cạnh những vườn cây rau giống xanh mướt mắt, ở thôn Hồng Lĩnh còn có những cánh đồng trồng hành tăm rộng lớn | | |
|
|
“Nhờ chuyên canh trồng cây rau giống và các loại rau màu khác nên đến thời điểm hiện tại, thôn không còn hộ nghèo. Thu nhập bình quân của hộ thấp nhất 80 triệu ha/năm, hộ cao nhất gần 500 triệu đồng/năm”. Bí thư Chi bộ thôn Hồng Lĩnh Phan Văn Đức cho biết. |