Nuôi chim bồ câu Pháp nhốt chuồng– một vốn bốn lời
- Thứ ba - 29/03/2016 09:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi trên địa bàn huyện Kỳ Anh phát triển khá mạnh, đa dạng cả về mô hình và vật nuôi. Trong số đó phải kể đến mô hình nuôi chim bồ câu sinh sản, trở thành địa chỉ tin cậy trong cung cấp con giống cho người chăn nuôi ở trong và ngoài tỉnh, giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu. Mô hình nuôi chim bồ câu sinh sản đang được nhiều người dân huyện Kỳ Anh đầu tư và nhân rộng.
Bắt tay từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp.
Sau khi tham quan một số mô hình nuôi bồ câu Pháp, anh Bùi Văn Vũ ở thôn Tân Thắng, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh đầu tư hơn 50 triệu đồng mua 100 cặp bồ câu Pháp về nuôi và xây dựng chuồng trại. Qua quá trình nuôi thử, cho thấy; Bồ câu Pháp dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, chủ yếu là thóc và ngô, thịt lại là thực phẩm giàu dinh dưỡng, người dân có nhu cầu sử dụng cao, không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc, gia đình anh đã quyết định thực hiện mô hình này. Nhờ làm tốt khâu chăm sóc nên đàn bồ câu Pháp của gia đình anh phát triển khá nhanh. Với 100 cặp chim bồ câu ở độ tuổi đang sinh sản, nếu tính giá 1 cặp chim giống hiện bán 300.000 đồng- 350.000 ngàn đồng, giá chim thịt khoảng 120.000 đồng/cặp thì mỗi tháng sau khi trừ chi phí gia đình anh có nguồn thu từ 10 -15 triệu đồng. Đây quả là một con số không hề nhỏ với một hộ dân ở nông thôn. Anh Vũ cho biết; "Mỗi ô chuồng chỉ cần đầu tư mua từ 260 - 300 nghìn đồng nhưng có thể dùng để nuôi chim lâu dài. Bên cạnh đó, nguồn chim giống chỉ cần đầu tư lần đầu tiên còn sau đó gia đình tự cung ứng. Sau khi chim nở khoảng 28 - 30 ngày là có thể tách mẹ để nuôi vỗ béo thành chim dò. Từ 30 đến 35 ngày thì chim có trọng lượng từ 0,4 - 0,6 kg/con là có thể xuất bán. Thức ăn chủ yếu của chim là thóc, bột ngô, đậu xanh hoặc bột đậu tương rang chín. Vì là chim nuôi nhốt nên rất cần phải bổ sung thêm chất khoáng, đặc biệt là muối ăn. Bên cạnh đó, các ô chuồng phải có máng nước sạch và phải được thay nước hàng ngày; ngoài ra, cần phải vệ sinh chuồng trại 1 - 2 tháng một lần kết hợp với phun khử trùng xung quanh khu nuôi chim".
Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của anh Bùi Văn Vũ
ở thôn Tân Thắng, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh.
ở thôn Tân Thắng, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh.
Còn với gia đình anh Trần Anh, một trong những địa chỉ cung cấp chim bồ câu Pháp có uy tín ở huyện Kỳ Anh trong nhiều năm qua. Anh cho biết; Với vốn ban đầu anh bỏ ra gần 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại cùng với 130 cặp bồ câu. Đến nay, tổng đàn bồ câu của anh đã lên tới 1.500 cặp sinh sản duy trì thường xuyên cùng hơn 2000 con chim giống. Với nguồn giống dồi dào, vợ chồng anh chủ yếu nuôi chim sinh sản để có nguồn kinh phí tái đầu tư trở lại. Sau khi trừ chi phí, hàng tháng, anh thu lãi khoảng 20 triệu đồng từ mô hình này. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình anh thu lãi hơn 150 triệu đồng. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, Anh Trần Anh cho hay; " Điều quan trọng nhất đến thời điểm này để anh có được thành công là do khả năng tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng mô hình chuồng trại kinh doanh".
Dẫn chúng tôi đi thăm quan mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình, anh Trần Anh vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc: Chim bồ câu Pháp rất dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, sinh sản nhanh và dễ tiêu thụ. Người nuôi chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh chuồng trại, cách phòng dịch và thức ăn. Chuồng trại phải bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, yên tĩnh, bảo đảm tránh mưa và không có gió lùa. Anh Trần Anh cho biết đây là con vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh, từ khi nở cho đến khi bồ câu ra ràng là 45 ngày. Trong khoảng thời gian này bồ câu mẹ có thể vừa đẻ vừa nuôi con nên tốc độ sinh đàn và quay vòng, thu hồi vốn khá nhanh. Với phương thức nuôi nhốt tập trung, tiết kiệm diện tích và thuận tiện cho việc chăm sóc nên đem lại hiệu quả cao. Ngoài việc cung cấp chim giống cho các trang trại khác, anh Trần Anh còn bán chim thành phẩm”. Nhờ vậy, trang trại của anh trở thành địa chỉ tin cậy cho người chăn nuôi ở trong và ngoài tỉnh từ nhiều năm nay. Từ những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, anh Trần Anh sẽ tiếp tục mở rộng, đầu tư vào đàn chim để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Bài toán kinh tế cho thanh niên nông thôn bằng mô hình nuôi bồ câu pháp.
Với mục đích tăng đàn bồ câu pháp lên nhanh chóng trong thời gian ngắn; anh Trần Anh, chủ mô hình chăn nuôi bồ câu ở thôn Đông Tiến, xã Kỳ Bắc đã áp dụng khoa học kỷ thuật trong nuôi chim bồ câu Pháp bằng mô hình lò ấp trứng để rút ngắn quy trình kinh doanh. Anh chia sẽ; Với số lượng chim bồ câu ít, phương pháp người chăn nuôi có thể dùng lò ấp trứng mi ni ( loại 500 quả ). Do đặc điểm bồ câu; bồ câu ấp trứng được 15 ngày thì bắt đầu tiết ra sữa ở cổ trong họng bồ câu để chuẩn bị nuôi con ( sửa rất đặc biệt ), và bồ câu đẻ 1 lứa 2 quả trứng nếu ta lấy trứng đi không cho bồ câu ấp thì sau 10 ngày bồ câu lại đẻ lại 2 quả khác. Vì vậy, dùng 2/3 đàn bồ câu chuyên đẻ và ấp nuôi con và 1/3 đàn còn lại chuyên đẻ lấy trứng cho vào lò ấp sau 18 ngày chim trong lò ấp nở thì đem cho các cặp chim chuyên đẻ, ấp, nuôi con để nuôi chúng, trừ tỉ lệ trứng hư thì ổ chim lúc nào củng có 3 đến 4 con chim con trong ổ. Thí nghiệm thực tiễn với số đàn 60 đôi chim bố mẹ trong thời gian 6 tháng bằng phương pháp ấp trứng bằng máy. Qua so sánh: Với 60 đôi nuôi bình thường thì cho được 720 con chim con trong 6 tháng, còn 60 đôi đả được can thiệp bằng lò ấp trướng thì sẻ được 960 chim co trong 6 tháng , chim BC can thiệp bằng máy ấp trứng thì số lượng đàn đả tang lên 240 con trong6 tháng với tổng đàn 60 đôi , bồ câu chỉ nuôi con bằng sửa bồ câu ( tức mạ BC nuôi ) con người không nuôi nhân tạo được (vì trong sữa bồ câu có chất đặc biệt )
Mô hình nuôi chim bồ câu pháp trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã và đang là hướng đi mới, giúp bà con nhân dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững. Hiện, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp được Phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện cùng Câu lạc bộ Thanh niên Phát triển kinh tế huyện Kỳ Anh đang nhân rộng và phát triển mô hình đến bà con nông dân trên địa bàn./.
Mô hình nuôi chim bồ câu pháp trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã và đang là hướng đi mới, giúp bà con nhân dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững. Hiện, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp được Phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện cùng Câu lạc bộ Thanh niên Phát triển kinh tế huyện Kỳ Anh đang nhân rộng và phát triển mô hình đến bà con nông dân trên địa bàn./.
Theo Hoàng Hạnh, Trung Anh, Mạnh Hải/Kỳ Anh