Cần thiết xây dựng Đề án Phát triển giáo dục Hà Tĩnh trong tình hình mới
- Thứ năm - 26/10/2017 23:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đề án Phát triển giáo dục Hà Tĩnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 gồm các phần: Mở đầu, thực trạng giáo dục Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2016; định hướng phát triển giáo dục Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn 2035; nhiệm vụ, giải pháp, kinh phí; tổ chức thực hiện.
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Trung Dũng báo cáo tại buổi làm việc
Đề án xây dựng nhằm mục tiêu đến 2035 giáo dục Hà Tĩnh đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu của công dân toàn cầu và nhu cầu xã hội; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập…
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa: Việc xây dựng số lượng biên chế cần dựa trên các cơ sở pháp lý và xu thế tinh giản biên chế.
Để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, đề án cũng đã xây dựng các nhóm giải pháp thực hiện gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về giáo dục của toàn xã hội, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; tiếp tục quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân; sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; tích cực đổi mới công tác quản lý giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới phương pháp dạy học; đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục; thực hiện tốt các chính sách xã hội trong giáo dục đào tạo…
Kinh phí thực hiện đề án dự toán đến năm 2025 khoảng hơn 3.223 tỷ đồng.
Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thế Hoàn: Đề án cần xem xét cụ thể vấn đề vị trí, việc làm của ngành trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý; có sự sắp xếp việc dôi dư, điều động tăng cường, trong sắp xếp, bố trí cũng cần xây dựng một quy chuẩn chung.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã có nhiều ý kiến góp phần hoàn thiện đề án như: sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến đề án; phân tích rõ thực trạng giáo dục giai đoạn 2011-2016 để làm rõ hạn chế, bổ sung giải pháp giai đoạn tiếp theo; cần có tính chiến lược, đưa ra những hệ thống chỉ tiêu cụ thể bám sát các hệ thống chỉ tiêu cho từng bậc học…
Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội Đoàn Đình Anh cho rằng, việc xây dựng Đề án Phát triển giáo dục Hà Tĩnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 là điều cần thiết; cần đánh giá thực trạng rõ ràng và bám sát Nghị quyết 20; làm rõ những tồn tại, cản trở sự phát triển của ngành giáo dục hiện nay…
Theo Thúy Ngọc/baohatinh.vn