Chi cục Kiểm lâm tổ chức trồng cây hưởng ứng ngày Lâm nghiệp Việt Nam
- Thứ sáu - 29/11/2019 04:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Các đồng chí Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm và Lãnh đạo UBND huyện Lộc Hà tham gia trồng cây.
Các lực lượng tham gia trồng cây tại huyện Lộc Hà
Trồng cây là hoạt động được Chi cục tổ chức thường xuyên vào nhiều dịp hàng năm, với nhiều ý nghĩa thiết thực, góp phần trồng cây gây rừng trên địa bàn tỉnh. Hà Tĩnh hiện có 360.043 ha rừng và đất lâm nhiệp trong đó rừng tự nhiên 217.694 ha, rừng trồng 110.537 ha, đất chưa có rừng 31.812ha, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố (chiếm trên 60% diện tích tự nhiên), độ che phủ đạt 52,22%.
Ngành Lâm nghiệp tỉnh nhà đã xây dựng hệ thống các quy hoạch, đề án lâm nghiệp để quản lý, điều hành, chỉ đạo tổ chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng; thu hút được nhiều Chương trình dự án để đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát triển rừng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân như: Dự án PAM, 327, Việt - Đức, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (1999-2010), Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (2011-2020), dự án JICA2; Dự án UN-REED, REED+; Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp...song song đó là nhiều chính sách của tỉnh được ban hành để khuyến khích phát triển sản xuất như: Chính sách 24, 90, 123...; đặc biệt năm 2017, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, đây là lần đầu tiên lĩnh vực Lâm nghiệp được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh.
Trải qua nhiều thời kỳ, Ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh đã không ngừng phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đã khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng về kinh tế lâm nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh - quốc phòng của tỉnh nhà./.
Ngành Lâm nghiệp tỉnh nhà đã xây dựng hệ thống các quy hoạch, đề án lâm nghiệp để quản lý, điều hành, chỉ đạo tổ chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng; thu hút được nhiều Chương trình dự án để đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát triển rừng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân như: Dự án PAM, 327, Việt - Đức, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (1999-2010), Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (2011-2020), dự án JICA2; Dự án UN-REED, REED+; Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp...song song đó là nhiều chính sách của tỉnh được ban hành để khuyến khích phát triển sản xuất như: Chính sách 24, 90, 123...; đặc biệt năm 2017, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế rừng và đất lâm nghiệp, đây là lần đầu tiên lĩnh vực Lâm nghiệp được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh.
Trải qua nhiều thời kỳ, Ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh đã không ngừng phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đã khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng về kinh tế lâm nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh - quốc phòng của tỉnh nhà./.
Theo Tú Anh/sonongnghiephatinh.gov.vn