Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề và lấy ý kiến góp ý một số dự án luật

Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề và lấy ý kiến góp ý một số dự án luật
Sáng ngày 13/9/2018, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề và lấy ý kiến góp ý một số dự án luật. Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì hội nghị.
Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn, các vị ĐBQH trong đoàn, lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, Chi cục trưởng: Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các thành phần liên quan cùng dự.
 
 
 
 
Tại hội nghị tiếp xúc chuyên đề, sau khi Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn báo cáo nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 6, các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến.
 
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung vào góp ý dự thảo Luật Trồng trọt và Dự thảo Luật Chăn nuôi. Các đại biểu cho rằng, ban hành Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi là vấn đề cấp bách và cần thiết trong xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp, yêu cầu về sản xuất sạch theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ.
 
Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng tuy các dự thảo Luật đã có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh nhưng vẫn còn một số nội dung, thuật ngữ, từ ngữ, khái niệm trong dự Luật cần tiếp tục bổ sung, làm rõ thêm, như: Nội dung quản lý nuôi hươu sao, quản lý nuôi chó, mèo, công tác BVMT trong trồng trọt, chăn nuôi, khái niệm tổ chức cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi, tổ chức, cá nhân sở hữu vật nuôi, tách biệt, chuyên biệt…
 
Đối với quy định về Chăn nuôi động vật khác, nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm 1 Điều Điều 66 Quản lý nuôi Hươu sao, vì: Theo sự thống nhất của Bộ trưởng Bộ NNPTNT và nội dung tiếp thu và giải trình ý kiến của UBTVQH Hươu sao sẽ được đưa ra khỏi danh mục động vật rừng thông thường và bổ sung vào danh mục động vật khác (không thuộc đối tượng là gia súc) nên cần xem Hươu sao là đối tượng vật nuôi tương tự như đối với chim Yến và Ong vì Hươu sao đang được quản lý bởi các văn bản dưới Luật như chim yến, ong mật. Mặt khác Hươu sao đã được người dân thuần dưỡng, gây nuôi lâu đời (khoảng 300 năm), sinh sản tạo giống từ chăn nuôi của người dân, không còn phát hiện cá thể nào trong tự nhiên; là vật nuôi có quần thể lớn (nhất là tại Hà Tĩnh, Nghệ An), có giá trị kinh tế cao; đồng thời hiện nay Hươu sao đã được nuôi phổ biến tại hầu khắp các tỉnhphố trên cả nước. Nội dung này cũng được chủ trì hội nghị đề xuất cơ quan chuyên môn nên tham mưu cho UNBD tỉnh ban hành một văn bản riêng bên canhj văn bản góp ý chung của đoàn ĐBQH tỉnh.
 
Có nhiều ý kiến cho rằng các quy định về bảo vệ môi trường, sản xuất sạch trong chăn nuôi, trồng trọt và quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ trang trại, chủ vật nuôi trong bảo vệ môi trường chưa rõ cần quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và phát triển snr xuất bền vững.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Luật cũng cần quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, bộ ngành, tổ chức, cá nhân liên quan đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường…, khong nêu chung chung
Kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn tiếp thu các ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu. Đoàn sẽ tổng hợp, chọn lọc để có ý kiến trước diễn đàn Quốc hội và ban soạn thảo để có nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế.

Tác giả bài viết: Theo sonongnghiephatinh.gov.vn