bổ cứu sản xuất vụ Hè Thu 2018
- Thứ sáu - 06/07/2018 03:05
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hiện nay lúa Hè Thu 2018 giai đoạn 2-3 lá, một số diện tích gieo cấy sớm tại các vùng ngoài đê Đức Thọ, Nam Cẩm Xuyên, Bãi ngang Thạch Hà... bước vào thời kỳ đẻ nhánh, nhìn chung lúa sinh trưởng phát triển tốt.
Thời gian qua các địa phương đã thu mẫu rầy lưng trắng gửi phân tích tại Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng 4 (các địa phương: Nghi Xuân, Vũ Quang, Can Lộc, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh chưa gửi mẫu). Kết quả phân tích có 6 mẫu dương tính với vi rút lùn sọc đen phương Nam (02 mẫu thu tại xã Cẩm Hưng, 02 mẫu thu tại xã Cẩm Lạc - huyện Cẩm xuyên; 01 mẫu thu tại Kỳ Tiến, 01 mẫu thu tại Kỳ Thọ huyện Kỳ Anh). Hiện nay rầy lưng trắng lứa 1 mật độ trung bình 30-50 con/m2, nơi cao 70-100 con/m2, cục bộ 500-700 con/m2 rầy chủ yếu tuổi 2, 3 phân bố rải rác trên toàn tỉnh; sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại chủ yếu trên những diện tích gieo cấy sớm, mật độ trung bình 2-3 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2, cục bộ 15-20 con/m2, tuổi sâu chủ yếu tuổi 3, tuổi 4; hiện tượng khô trắng lá và chết cục bộ xuất hiện trên lúa gieo thẳng giai đoạn 2-3 lá tại các chân ruộng khô hạn, thiếu nước. Dự báo thời gian tới lúa Hè Thu bước vào thời kỳ đẻ nhánh rộ, với hình thái thời tiết oi nóng có mưa rào xen kẻ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen phương Nam,... có khả năng phát sinh gây hại trên diện rộng, đồng thời hiện tượng chết cục bộ do ngộ độc hữu cơ và tác động của nhiệt độ cao gây bốc đạm trên những chân ruộng thiếu nước tiếp tục xảy ra.
Để chủ động chăm sóc và phòng trừ các đối tượng dịch hại lúa Hè Thu 2018, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật như sau:
1. Cung cấp đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng, những diện tích bước vào thời kỳ đẻ nhánh tiến hành bón thúc lần 1, kết hợp làm cỏ sục bùn và dăm tỉa.
2. Đối với hiện tượng khô trắng lá và chết cục bộ: Nguyên nhân do đầu vụ Hè Thu thời tiết có những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao và ruộng thiếu nước nên xảy ra hiện tượng bốc đạm, đồng thời sản xuất liền vụ tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh giải phòng một số khí độc làm đất chua ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa gây ra hiện tượng khô trắng lá, chết cục bộ. Trước mắt cần điều tiết nước vào ruộng hợp lý, tiếp tục theo dõi, kiểm tra nếu thấy xuất hiện rễ và lá mới, tiến hành bón thúc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng và dặm tỉa để đảm bảo mật độ.
3. Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Cần theo dõi diễn biến để có biện pháp phòng trừ hợp lý, khuyến cáo xử lý thuốc trên những diện tích có mật độ sâu lớn hơn 25 con/m2 bằng các loại thuốc như: Clever 150SC, Virtako 40WG, Voliam Targo 063SC, Opulent 150SC, Obaone 95WG, Agfan 15EC, Tasieu 1.9EC,...Đồng thời thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo, xác định thời điểm ra rộ của sâu non lứa tiếp theo để chủ động phòng trừ.
4. Đối với bệnh lùn sọc đen Phương Nam: Đề nghị các địa phương tiếp tục thu mẫu rầu lưng trắng và mẫu lúa có triệu chứng bệnh gửi phân tích, đồng thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống bệnh lùn sọc đen phương Nam tại Hướng dẫn số 237/HD-SNN ngày 14/6/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Để chủ động chăm sóc và phòng trừ các đối tượng dịch hại lúa Hè Thu 2018, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật như sau:
1. Cung cấp đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng, những diện tích bước vào thời kỳ đẻ nhánh tiến hành bón thúc lần 1, kết hợp làm cỏ sục bùn và dăm tỉa.
2. Đối với hiện tượng khô trắng lá và chết cục bộ: Nguyên nhân do đầu vụ Hè Thu thời tiết có những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao và ruộng thiếu nước nên xảy ra hiện tượng bốc đạm, đồng thời sản xuất liền vụ tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh giải phòng một số khí độc làm đất chua ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa gây ra hiện tượng khô trắng lá, chết cục bộ. Trước mắt cần điều tiết nước vào ruộng hợp lý, tiếp tục theo dõi, kiểm tra nếu thấy xuất hiện rễ và lá mới, tiến hành bón thúc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng và dặm tỉa để đảm bảo mật độ.
3. Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Cần theo dõi diễn biến để có biện pháp phòng trừ hợp lý, khuyến cáo xử lý thuốc trên những diện tích có mật độ sâu lớn hơn 25 con/m2 bằng các loại thuốc như: Clever 150SC, Virtako 40WG, Voliam Targo 063SC, Opulent 150SC, Obaone 95WG, Agfan 15EC, Tasieu 1.9EC,...Đồng thời thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo, xác định thời điểm ra rộ của sâu non lứa tiếp theo để chủ động phòng trừ.
4. Đối với bệnh lùn sọc đen Phương Nam: Đề nghị các địa phương tiếp tục thu mẫu rầu lưng trắng và mẫu lúa có triệu chứng bệnh gửi phân tích, đồng thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống bệnh lùn sọc đen phương Nam tại Hướng dẫn số 237/HD-SNN ngày 14/6/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.