An Giang: Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất
- Thứ năm - 16/01/2020 10:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
(Cổng ĐT HND)- Thời gian qua, các cấp Hội trong tỉnh đã tập trung xây dựng các mô hình chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng xây dựng, thành lập các mô hình chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp.
Sau khi ban hành Kế hoạch, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh đến các huyện, thị, thành phố và cơ sở Hội; thành lập Tổ giúp việc, phân công các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc việc xây dựng mô hình và tham mưu cho Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Trên cơ sở đó, các đơn vị cấp huyện, cấp cơ sở Hội đã cụ thể hóa bằng các văn bản, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai xây dựng mô hình.Các cấp Hội đã tổ chức được trên 510 buổi tuyên truyền, vận động cho trên 15.000 lượt cán bộ, hội viên, nông dân có cùng sản xuất một loại giống, cây, con…, hay cùng kinh doanh, cùng làm dịch vụ nông nghiệp hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Chi hội, tổ hội nghề nghiệp, đồng thời trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân thành lập Chi hội, Tổ hội nghề nghiệp theo nhu cầu của nông dân.
Qua quá trình triển khai và tổ chức thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 30 Chi Hội và 136 Tổ Hội nghề nghiệp với 2.518 hội viên hoạt động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề địa phương, các hoạt động dịch vụ nông nghiệp...
Các chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp bảo đảm tiêu chí “5 cùng”: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi, trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động.
Đây là giải pháp mới nhằm đổi mới nội dung, phương pháp sinh hoạt chi Hội, tổ hội. So với nội dung sinh hoạt chi Hội, tổ Hội trước đây thì nội dung sinh hoạt chi, tổ Hội nghề nghiệp có nội dung sinh hoạt sôi nổi, hào hứng hơn khi một vấn đề được bàn bạc, thảo luận sâu.
Các bước thành lập của chi Hội, tổ Hội cơ bản được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và được Hội Nông dân cơ sở ra quyết định thành lập; hoạt động dựa theo quy chế được phê duyệt, được sự đồng thuận của các thành viên tham gia thực hiện. Sau khi được thành lập và đi vào hoạt động các chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp đã xây dựng được nội dung sinh hoạt sát với thực tế, phù hợp với tình hình sản xuất của hội viên nông dân từ đó thu hút hội viên tham gia sinh hoạt nhiều hơn, gắn bó với Hội hơn.
Xác định rõ phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi là bước ngoặt phát triển kinh tế cho nông dân giúp cho hội viên nông dân tham gia thi đua sản xuất giỏi, làm giàu chính đáng.
Thông qua phong trào đã xác định được tầm quan trọng của tổ chức Hội Nông dân đối với hội viên nông dân trong định hướng cho giai cấp nông dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Điển hình năm 2019, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp Hội Nông dân tích cực triển khai, vận động.
Qua đó đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp như: Ông Nguyễn Hoàn Duy Luân - ấp An Qưới, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới với mô hình trồng rau tía tô xuất khẩu Hàn Quốc. Với diện tích sản xuất 2,7 ha, ông đã liên kết, vận động nông dân trong vùng để mở rộng quy mô lên 20 ha. Mỗi tháng cho thu hoạch từ 100 - 200 tấn lá với doanh thu 3.000 triệu đồng/năm.
Hay ông Nguyễn Long Định - ấp An Thạnh, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới với mô hình kinh tế vườn, diện tích sản xuất 1,8 ha doanh thu 2.291 triệu đồng/năm; ông Tôn Thất Đính - ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, Tp Long Xuyên mô hình kinh tế vườn với diện tích sản xuất 1,5 ha doanh thu 1.150 triệu đồng/năm; bà Nguyễn Thị Lệ Thủy - ấp Tân Thành, xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên mô hình sản xuất lúa - màu với diện tích sản xuất 09 ha doanh thu 1.480 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Lợi Đức- xã Lương An Trà với mô hình trồng chuối cấy mô kết hợp chăn nuôi trang trại bò doanh thu đạt 9,850 tỷ đồng/năm.
Năm 2019, toàn tỉnh có 8.638 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp tỉnh với tổng doanh thu 11.252.363.342.000 đồng.
Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi đã làm thay đổi đời sống của người nông dân từ sản xuất đơn giản sang ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, ứng dụng công nghệ cao tạo ra các sản phẩm ngày càng chất lượng, an toàn phù hợp theo thị hiếu người tiêu dùng.
Điển hình như Hội Nông dân Tp Long Xuyên tuyên truyền vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất lúa, góp phần tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Thành phố đã thực hiện lập Đề án chuyển dịch đất trồng lúa sang trồng rau màu, cây ăn quả, gắn với du lịch sinh thái xã Mỹ Hòa Hưng giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó đã thực hiện chuyển đổi 7,02 ha đất trồng lúa sang trồng xoài Cát Chu, liên kết sản xuất và tiêu thụ với Công ty sản xuất chế biến Thuận Phong; 90 ha trồng Xoài Cát Hòa Lộc liên kết sản xuất và tiêu thụ với Công ty Kim Nhung; xây dựng 02 hệ thống thủy lợi vùng chuyên canh rau màu và cây ăn trái trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng để từng bước hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản xuất có doanh nghiệp, Công ty bao tiêu sản phẩm và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Nhờ vai trò của Hội, bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng. Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao được chú trọng, nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá cho nông dân.
Trên cơ sở đó, các đơn vị cấp huyện, cấp cơ sở Hội đã cụ thể hóa bằng các văn bản, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai xây dựng mô hình.Các cấp Hội đã tổ chức được trên 510 buổi tuyên truyền, vận động cho trên 15.000 lượt cán bộ, hội viên, nông dân có cùng sản xuất một loại giống, cây, con…, hay cùng kinh doanh, cùng làm dịch vụ nông nghiệp hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Chi hội, tổ hội nghề nghiệp, đồng thời trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân thành lập Chi hội, Tổ hội nghề nghiệp theo nhu cầu của nông dân.
Qua quá trình triển khai và tổ chức thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 30 Chi Hội và 136 Tổ Hội nghề nghiệp với 2.518 hội viên hoạt động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề địa phương, các hoạt động dịch vụ nông nghiệp...
Các chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp bảo đảm tiêu chí “5 cùng”: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi, trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động.
Đây là giải pháp mới nhằm đổi mới nội dung, phương pháp sinh hoạt chi Hội, tổ hội. So với nội dung sinh hoạt chi Hội, tổ Hội trước đây thì nội dung sinh hoạt chi, tổ Hội nghề nghiệp có nội dung sinh hoạt sôi nổi, hào hứng hơn khi một vấn đề được bàn bạc, thảo luận sâu.
Các bước thành lập của chi Hội, tổ Hội cơ bản được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và được Hội Nông dân cơ sở ra quyết định thành lập; hoạt động dựa theo quy chế được phê duyệt, được sự đồng thuận của các thành viên tham gia thực hiện. Sau khi được thành lập và đi vào hoạt động các chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp đã xây dựng được nội dung sinh hoạt sát với thực tế, phù hợp với tình hình sản xuất của hội viên nông dân từ đó thu hút hội viên tham gia sinh hoạt nhiều hơn, gắn bó với Hội hơn.
Xác định rõ phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi là bước ngoặt phát triển kinh tế cho nông dân giúp cho hội viên nông dân tham gia thi đua sản xuất giỏi, làm giàu chính đáng.
Thông qua phong trào đã xác định được tầm quan trọng của tổ chức Hội Nông dân đối với hội viên nông dân trong định hướng cho giai cấp nông dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Điển hình năm 2019, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp Hội Nông dân tích cực triển khai, vận động.
Qua đó đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp như: Ông Nguyễn Hoàn Duy Luân - ấp An Qưới, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới với mô hình trồng rau tía tô xuất khẩu Hàn Quốc. Với diện tích sản xuất 2,7 ha, ông đã liên kết, vận động nông dân trong vùng để mở rộng quy mô lên 20 ha. Mỗi tháng cho thu hoạch từ 100 - 200 tấn lá với doanh thu 3.000 triệu đồng/năm.
Hay ông Nguyễn Long Định - ấp An Thạnh, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới với mô hình kinh tế vườn, diện tích sản xuất 1,8 ha doanh thu 2.291 triệu đồng/năm; ông Tôn Thất Đính - ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, Tp Long Xuyên mô hình kinh tế vườn với diện tích sản xuất 1,5 ha doanh thu 1.150 triệu đồng/năm; bà Nguyễn Thị Lệ Thủy - ấp Tân Thành, xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên mô hình sản xuất lúa - màu với diện tích sản xuất 09 ha doanh thu 1.480 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Lợi Đức- xã Lương An Trà với mô hình trồng chuối cấy mô kết hợp chăn nuôi trang trại bò doanh thu đạt 9,850 tỷ đồng/năm.
Năm 2019, toàn tỉnh có 8.638 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp tỉnh với tổng doanh thu 11.252.363.342.000 đồng.
Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi đã làm thay đổi đời sống của người nông dân từ sản xuất đơn giản sang ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, ứng dụng công nghệ cao tạo ra các sản phẩm ngày càng chất lượng, an toàn phù hợp theo thị hiếu người tiêu dùng.
Điển hình như Hội Nông dân Tp Long Xuyên tuyên truyền vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất lúa, góp phần tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Thành phố đã thực hiện lập Đề án chuyển dịch đất trồng lúa sang trồng rau màu, cây ăn quả, gắn với du lịch sinh thái xã Mỹ Hòa Hưng giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó đã thực hiện chuyển đổi 7,02 ha đất trồng lúa sang trồng xoài Cát Chu, liên kết sản xuất và tiêu thụ với Công ty sản xuất chế biến Thuận Phong; 90 ha trồng Xoài Cát Hòa Lộc liên kết sản xuất và tiêu thụ với Công ty Kim Nhung; xây dựng 02 hệ thống thủy lợi vùng chuyên canh rau màu và cây ăn trái trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng để từng bước hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản xuất có doanh nghiệp, Công ty bao tiêu sản phẩm và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Nhờ vai trò của Hội, bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng. Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao được chú trọng, nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá cho nông dân.