An Minh: Mỗi năm, 1 xã đạt chuẩn

An Minh: Mỗi năm, 1 xã đạt chuẩn
Thu nhập cao từ nghề nuôi tôm giúp các huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) phát triển về kinh tế tốt.

Nhưng đặc thù vùng mặn lợ ven biển cũng có nhiều trở ngại trong xây dựng nông thôn mới (NTM), nhất là về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nước sạch cho sinh hoạt... Vì vậy, các địa phương không nóng vội mà chọn cách làm chậm nhưng chắc.

11-11-47_1_duong_xuyen__di_qu_di_bn_2_huyen_n_bien_v_n_minh_to_thu_lo85i_ve_gio_thong_di_li_luu_thong_hng_ho
Đường xuyên Á đi qua địa bàn 2 huyện An Biên và An Minh tạo thuận lợi đi lại, lưu thông hàng hóa

An Minh là huyện duy nhất trong 4 huyện vùng U Minh Thượng đến nay chưa có xã nào được công nhận đạt chuẩn NTM. Theo BCĐ các chương trình Mục tiêu Quốc gia huyện An Minh, đến cuối năm 2016, bình quân toàn huyện đạt 12,8 tiêu chí/xã.

Cụ thể, xã Đông Hòa đạt 16 tiêu chí; Vân Khánh, Thuận Hòa đạt 15 tiêu chí; Tân Thạnh 13 tiêu chí; Vân Khánh Tây, Đông Thạnh, Đông Hưng A cùng 12 tiêu chí; Đông Hưng, Đông Hưng B, Vân Khánh Đông 11 tiêu chí. Việc xây dựng NTM trên địa bàn chưa đạt được kế hoạch đề ra, là đến năm 2015 An Minh sẽ có 2 xã đạt chuẩn, chiếm 20% số xã.

Nguyên nhân được BCĐ các chương trình MTQG huyện An Minh chỉ ra là: Giao thông nông thôn đầu tư dàn trải, chưa tập trung. Nhiều xã chỉ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các nội dung về xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức nên các tiêu chí liên quan đạt thấp.

Bộ mặt nông thôn và đời sống một bộ phận dân cư ở vùng bãi ngang ven biển còn khó khăn. Tiêu chí hộ nghèo không đạt chuẩn nghèo đa chiều. Vốn đầu tư cho chương trình chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đặc biệt một số cấp ủy, chính quyền địa phương từng lúc, từng nơi còn thiếu chủ động, thiếu sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, nhất là trong bố trí nguồn lực cho chương trình.

11-11-47_2_cu_chin_ruoi_ket_noi_voi_cng_c_xeo_nhu_huyen__minh_vu_hon_thnh_du_vo_su_dung_gop_pht_thuc_dy_pht_trien_kinh_te
Cầu Chín Rưỡi kết nối với Cảng cá Xẻo Nhàu, huyện A Minh vừa hoàn thành

Từ đó, giai đoạn 2016 – 2020, huyện An Minh đặt mục tiêu cụ thể là hàng năm sẽ xây dựng ít nhất 1 xã đạt chuẩn NTM, đến cuối giai đoạn sẽ có 5/10 xã đạt chuẩn, các xã còn lại đạt từ 16 tiêu chí trở lên. Cụ thể, năm 2017 xã Vân Khánh, năm 2018 xã Đông Hòa, 2019 xã Thuận Hòa, Vân Khánh Đông và Vân Khánh Tây sẽ về đích năm 20120.

Để đạt kết quả này, huyện sẽ tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình MTQG về xây dựng NTM đến các cấp, các ngành và toàn thể nhân nhân. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận và các đoàn thể.

Song song đó, thực hiệt tốt các nội dung xây dựng NTM. Tập trung rà soát, điều chỉnh bổ sung, nâng cao chất lượng quy hoạch, đề án xã NTM phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn quy hoạch cấp xã với quy hoạch huyện và tỉnh. Chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gắn với giảm nghèo bề vững.

Ưu tiên điện khí hóa, cơ giới hóa, hợp tác hóa, áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã, các hình thức liên kết, hợp tác gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi, phát triển sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững. Vận dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh, trung ương để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, tham gia xây dựng NTM.

Quan tâm chỉ đạo tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các nội dung về phát triển văn hóa- xã hội, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn. Xây dựng các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, phát huy truyền thống văn hóa, tình làng nghĩa xóm, xây dựng ấp văn hóa, xã văn hóa, bảo vệ môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp.

Theo đó, An Minh sẽ huy động các nguồn lực xã hội và cân đối nguồn lực, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong đó, ngân sách Trung ương và địa phương chiếm 30% (gồm nguồn hỗ trợ trực tiếp và lồng ghép thông qua các chương trình, dự án), vốn tín dụng 45%, doanh nghiệp hỗ trợ 15% và người dân, cộng đồng đóng góp 10%.

“Xây dựng NTM huyện An Minh có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.

Nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn, xây dựng nhiều mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đạt 57,18 triệu đồng/người/năm (tăng 1,49 lần so với năm 2016), 80% đường liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5-2%/năm theo chuẩn nghèo, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 68,5%, tư vấn giới thiệu việc làm cho 4.600 lao động/năm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm đạt 90%”

(Ông Nguyễn Văn Phỉ, Trưởng ban BCĐ các chương trình MTQG, Chủ tịch UBND huyện An Minh)

Theo Đ.T.Chánh/Báo Nông Nghiệp.vn