Cà Mau: Nuôi tôm siêu thâm canh năng suất đạt 60 tấn/ha/vụ
- Chủ nhật - 23/02/2020 00:08
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
(Cổng ĐT HND)- Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Tân có trên 430 hộ nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh với diện tích gần 480 ha. Năng suất đạt từ 40-60 tấn/ha/vụ.
Trong đó có mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong đầm nổi theo công nghệ Bioloc được hộ ông Ngô Minh Thông, ấp Cống Đá, xã Phú Tân thực hiện đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cuối năm 2019, ông Thông được đầu tư gần 90 triệu đồng từ nguồn vốn khoa học công nghệ năm 2019 thực hiện 02 đầm nổi, diện tích 500 m2/đầm. Đến nay, tôm được trên 90 ngày tuổi với trọng lượng 30 con/kg, ước tính thu hoạch đạt gần 5 tấn, lợi nhuận trên 200 triệu đồng.
Ông Thông cho biết: Việc nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong đầm nổi thuận lợi trong việc chăm sóc, quản lý tôm nuôi, các chỉ tiêu môi trường luôn duy trì ổn định; sử dụng vi sinh định kỳ trong suốt quá trình nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tôm nuôi phát triển tốt, dễ thu gom chất thải...
Ông Tô Hoàng Nhàn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Thực hiện mô hình này giúp bà con giảm chi phí đầu tư thực hiện trong quá trình nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là yếu tố cơ bản mà ngành chuyên môn và người dân đang từng bước rút kinh nghiệm thực hiện trong quá trình sản xuất.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong đầm nổi hộ ông Ngô Minh Thông được nhiều người dân địa phương tham quan học hỏi, ngành chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần giúp bà con phát triển nuôi tôm theo hướng công nghiệp, bền vững.
Cuối năm 2019, ông Thông được đầu tư gần 90 triệu đồng từ nguồn vốn khoa học công nghệ năm 2019 thực hiện 02 đầm nổi, diện tích 500 m2/đầm. Đến nay, tôm được trên 90 ngày tuổi với trọng lượng 30 con/kg, ước tính thu hoạch đạt gần 5 tấn, lợi nhuận trên 200 triệu đồng.
Ông Thông cho biết: Việc nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong đầm nổi thuận lợi trong việc chăm sóc, quản lý tôm nuôi, các chỉ tiêu môi trường luôn duy trì ổn định; sử dụng vi sinh định kỳ trong suốt quá trình nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tôm nuôi phát triển tốt, dễ thu gom chất thải...
Ông Tô Hoàng Nhàn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Thực hiện mô hình này giúp bà con giảm chi phí đầu tư thực hiện trong quá trình nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là yếu tố cơ bản mà ngành chuyên môn và người dân đang từng bước rút kinh nghiệm thực hiện trong quá trình sản xuất.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong đầm nổi hộ ông Ngô Minh Thông được nhiều người dân địa phương tham quan học hỏi, ngành chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần giúp bà con phát triển nuôi tôm theo hướng công nghiệp, bền vững.