Cách làm hay ở một xã công giáo

Cách làm hay ở một xã công giáo
Sau 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống người dân trên địa bàn xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông (Phú Thọ) cải thiện đáng kể.

Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm xuống còn 3,2%.

11-52-34_dsc_0085
Làng nghề Mộc Thanh Uyên, xã Thanh Uyên

Là một trong những làng nghề truyền thống của huyện Tam Nông, sau khi được công nhận vào năm 2004, làng nghề Mộc Thanh Uyên, xã Thanh Uyên với hơn 300 hộ sản xuất, tạo công ăn việc làm cho gần 400 lao động, hàng năm sản xuất hàng nghìn sản phẩm các loại, cung cấp cho thị trường. Thu nhập bình quân mỗi lao động làng nghề khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng. Từ đó, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo.

Chúng tôi ghé thăm cơ sở sản xuất đồ gỗ của gia đình anh Nguyễn Thành Đô vào đúng lúc công nhân đang khẩn trương bắt tay vào công việc, được chứng kiến quy trình sản xuất tủ, bàn ghế… khá chuyên nghiệp của cơ sở này. Trò chuyện với chúng tôi, anh Đô cho biết, gia đình anh đã có tới 4 đời làm nghề này, từ đời cụ, ông, cha sau đó truyền nghề cho anh, không phải học hỏi đâu xa cứ thế mà làm.

Duy trì nghề truyền thống của ông cha, anh Đô đã gắn bó nghề này từ thủa thiếu thời. Từ việc làm mộc thủ công, giá trị kinh tế thấp năm 2013 anh bàn với vợ con đầu tư gần 600 triệu đồng mua máy móc về làm. Xưởng sản xuất của anh rộng  gần 1ha với 20 công nhân làm việc liên tục, là một cơ sở làm mộc lớn nhất nhì trong xã, mỗi năm đưa ra thị trường hàng nghìn bộ bàn ghế, tủ, kệ, salon…, trừ chii phí còn lãi 500-600 triệu đồng/năm.

Không thể phủ nhận được nhờ nghề mộc mà đời mà đời sống của người dân xã Thanh Uyên đã “thay da đổi thịt”. Ông Nguyễn Thanh Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, toàn xã có 300 hộ, gần 500 lao động làm mộc. Qua đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giàu, mở rộng được quy mô sản xuất, góp phần tích cực thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Các làng nghề là một lợi thế trong tiến trình xây dựng NTM, đặc biệt đối với việc thực hiện các tiêu chí như thu nhập bình quân đầu người, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao đời sống người dân… Thời gian tới cần có thêm những giải pháp căn cơ cũng như chính sách khuyến khích, hỗ trợ hợp lý, tạo tiền đề vững chắc để phát triển các làng nghề, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Uyên.

11-52-34_dsc_0104
Nhờ nghề mộc mà đời mà đời sống của người dân xã Thanh Uyên đã “thay da đổi thịt”
 Theo Nguyễn Xuân Hiền/NNVN.VN