Chỉ nuôi tôm 1 vụ, dân bán đảo Cà Mau đã thành tỉ phú
- Thứ năm - 10/08/2017 19:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tại vùng Bán đảo Cà Mau mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh được manh nha phát triển vào những năm đầu của thế kỷ XXI.
Xét về điều kiện, Bán đảo Cà Mau được đánh giá là nơi thuận lợi nhất để phát triển nuôi tôm nước lợ.
Với 3 mặt giáp biển, cùng đường bờ biển dài hơn 250 km, có 87 cửa sông lớn nhỏ thông ra biển, kết hợp cùng hệ thống kênh ngòi chằng chịt trong nội đồng việc dẫn nước mặn về để phát triển nuôi tôm của Cà Mau rất thuận lợi.
Công việc chuẩn bị trước khi thả giống rất công phu, với khoản đầu tư có thể lên tới trăm triệu cho mỗi ao chỉ 2.000 – 3.000 m2. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam
Thực tế, Cà Mau đang đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng tôm nuôi. Trong đó, tùy theo điều kiện từng tiểu vùng cụ thể, tỉnh này phát triển đủ các loại hình nuôi tôm khác nhau từ nuôi thâm canh, bán thâm canh; lúa – tôm; tôm – rừng...
Hiện nay, mô hình nuôi tôm thâm canh rất phổ biến tại “rốn tôm” Cà Mau, Bạc Liêu...
Đặc biệt, những năm gần đây, do chịu sự xâm thực mạnh của nước biển, cây lúa thuộc vùng ngọt tại các huyện U Minh, Thới Bình ngày càng kém hiệu quả. Trước thực tế này, Cà Mau đã quy hoạch lại một số diện tích và uyển chuyển qua thực hiện một số mô hình nuôi tôm.
Chăm sóc tôm nuôi đòi hỏi sự tỷ mỉ và thận trọng rất cao. Sai sót trong một chi tiết nhỏ có thể tiêu tan gia sản của cả một đời người.
Điểm nhấn trong đó là mô hình lúa – tôm, thuộc các xã Khánh Hội, Nguyễn Phích (huyện U Minh) và Trí Lực, Trí Phải, Thới Bình (huyện Thới Bình) đã giúp nâng cao giá trị kinh tế từ 2 – 3 lần trên cùng diện tích đất so với lúa hai vụ trước đây.
Tôm thẻ chân trắng đang được đa số các hộ nuôi lựa chọn vì thời gian nuôi ngắn, khoảng 2 – 3 tháng đã cho thu hoạch.
Vài năm nay, thực tế diện tích lúa – tôm của tỉnh này không ngừng tăng. Đến nay, theo quy hoạch đã có khảng 45.000 ha đất làm mô hình này.
Mỗi ao nuôi tôm cho thu hoạch 3 – 5 tấn tôm là chuyện thường.
Hình thức thu hoạch phổ biến nhất là rút bớt nước, kéo lưới.
Thương lái đến tận ao thu mua theo cách truyền thống hoạc cho tôm thở Oxy để đưa về nhà máy chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng cao cấp xuất khẩu.
Mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh đã giúp nhiều nông hộ miền Tây trở thành tỷ phú.
Đỉnh cao thành công của mô hình nuôi thẻ chân trắng thâm canh là vào giai đoạn 2010 – 2014.
Công việc hậu thu hoạch tôm cũng tiêu tốn không ít công sức. Với những công cụ trị giá bạc triệu, thậm chí chục triệu việc bảo quản cũng rất được chú trọng.