Chuyện về tỷ phú trồng bưởi quý hiếm
- Thứ sáu - 01/12/2017 08:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Khách thăm quan và mua giống “Bưởi đường chín sớm” tại nhà anh Hà.
Thất bại đầu đời
Gặp chúng tôi vào một ngày nắng thu hanh hao, anh Nguyễn Duy Hà (SN 1983) – Người có biệt danh “Hà bưởi ngon” (ở Đội 7, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội) bâng khuâng nhớ lại con đường thành danh với giống bưởi quý hiếm: “Bưởi đường chín sớm”…
Sinh ra, trưởng thành trên quê hương có sẵn giống bưởi Quế Dương ngon nức tiếng, nhưng anh Hà chọn theo nghề cơ khí. Năm 2002, sau khi học nghề anh Hà làm thuê cho một xưởng cơ khí. Cần mẫn lao động, tích lũy vốn liếng 4 năm sau đó, anh nghỉ việc mở xưởng cơ khí của riêng mình. “6 năm mình mở xưởng làm cơ khí dân dụng, từ cửa sắt, nhôm, inox đủ cả. Nhưng bị khách nợ nhiều, càng làm càng lỗ hàng trăm triệu đồng. Ngày ấy, vợ mình làm kế toán lương ba cọc ba đồng, hoàn cảnh lúc đó rất bi đát”, anh Hà kể lại.
Bưởi đường chín sớm của anh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền.
Vào năm 2009, ở địa phương có “Chương trình bảo tồn gen bưởi Quế Dương”. Ban đầu, mẹ anh đi học, sau không theo kịp nên bà động viên con trai theo học. Thế là, ngoài những hôm làm ở xưởng cơ khí, anh Hà đến lớp học kỹ thuật trồng bưởi. Sau khóa học, anh Hà được bầu làm Phó Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh bưởi Quế Dương. “Công tác được hơn 1 năm, có nhiều yếu tố không phù hợp nên mình xin nghỉ, ra làm riêng. Lúc này, mình đi buôn bưởi, cơ duyên cũng từ đấy”, anh Hà tâm sự.
Phát hiện giống bưởi quý hiếm
Nhận thấy Dự án bảo tồn giống bưởi Quế Dương sẽ phát triển, cần nhiều cây giống, anh Hà đã làm ươm cây giống. Đồng thời, anh tập buôn bưởi quả. Quá trình buôn bán, so sánh quả giữa các giống bưởi khác nhau, anh đúc rút nhiều phát hiện quý báu. Đặc biệt, một lần ăn quả bưởi trong vườn nhà vào tháng 8 âm lịch, anh Hà phát hiện vị bưởi ngọt, thanh không tê lưỡi, không he, cay. “Đây là phát hiện bước ngoặt của tôi. 4 cây bưởi này có từ đời bố tôi, nhưng thường đến Tết mới hái quả, bưởi bị khô không ngon. Hóa ra bưởi chín sớm từ tháng 8 âm lịch, vị ngọt như đường, nên tôi đặt tên cho giống bưởi này là “Bưởi đường chín sớm”. Sau khi phát hiện bưởi quý, tôi mang tặng bạn bè, mọi người ăn đều khen”, anh Hà nói.
Năm 2017, anh Hà cung cấp hơn 5 vạn cây giống cho bà con nông dân. Anh Hà đang xếp cây giống lên xe cho khách.
Theo anh Hà, đây là giống bưởi đột biến gen mà gia đình anh may mắn sở hữu từ đời bố anh để lại. Trước kia, nhà có 5 cây bưởi được truyền lại, nhưng rồi 1 cây bị chết, hiện chỉ còn 4 cây bưởi to. Do đất vườn chật, anh Hà chỉ trồng hơn chục cây “Bưởi đường chín sớm”. Anh xác định phát triển theo hướng sản xuất, cung ứng cây giống.
Tỷ phú Nguyễn Duy Hà tâm sự: “Bưởi đường chín sớm ưu điểm là chịu ngập úng, hạn hán tốt, trồng khoảng 4 năm ra quả, cây cho quả ngon nhất từ 7 tuổi trở đi. Cây trưởng thành có thể cho 200-400 quả/cây. Tuổi thọ cây bưởi từ 30-40 năm. Vụ thu hoạch vào tháng 8 âm lịch. Giống bưởi này vỏ mỏng, sọ to, vị ngọt thanh mát nên được các shop bán hoa quả an toàn ở Hà Nội rất ưa chuộng. Mỗi năm nhà tôi thu hái được khoảng 1.000-2.000 quả bưởi đường chín sớm; quả to có trọng lượng từ 0,8-1,2kg/quả; quả nhỏ nặng từ 0,5-0,6kg. Những quả to hái đến đâu các shop ôm hết đến đấy với giá 60.000 đồng/quả. Quả nhỏ giá 40.000 đồng/quả mà vẫn không đủ hàng”…
Anh Hà có cách tiếp thị rất hay, khách đến nhà anh mời ăn bưởi trước khi uống trà.
Trong một buổi sáng, trước sự chứng kiến của chúng tôi, anh Hà đã bán hết hơn 1.000 cây bưởi giống. Khách mua từ Bắc Giang, Hòa Bình cho đến Hà Giang tìm xuống tận vườn để trải nghiệm ăn thử bưởi và mua cây. Thưởng thức hương vị bưởi quý, vị khách nào cũng tấm tắc khen ngon. Kết quả, họ mua cây giống nhiều hơn dự định. Anh Hà còn hồ hởi khoe: “Giống “Bưởi đường chín sớm” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền vào tháng 1.2016”.
Nhờ giống bưởi quý hiếm và đức tính chịu thương chịu khó, anh Hà đã dần trả hết nợ ngân hàng, trở thành tỷ phú. Sau 4 năm trồng bưởi, anh Hà hiện có hệ thống vườm ươm cây giống trên 2ha đất thuê. Năm 2017 này, anh đã cung cấp ra thị trường trên 5 vạn cây giống “Bưởi đường chín sớm”. Với giá cây giống 50 nghìn đồng/cây, khấu trừ các chi phí, nhẩm tính sơ sơ anh đã “ăn ra” hơn 1 tỉ đồng.
Chia sẻ “bí quyết” thành công
“Thành công không giữ cho riêng mình”, đó là tâm huyết của anh Hà. Những năm “hết lòng hết dạ” với cây bưởi, anh Hà đúc kết được nhiều bí quyết, kinh nghiệm quý báu. Không giấu nghề, anh thường xuyên quay các video – clip chia sẻ kỹ thuật trồng, chăm sóc “Bưởi đường chín sớm” đăng tải lên tài khoản cá nhân trên trang mạng Youtube. Chỉ cần truy cập mạng Internet tìm kiếm từ khóa: “Hà bưởi ngon”, người dùng dễ dàng tìm thấy những clip do anh Hà chia sẻ…
Khách đến mua giống bưởi "Hà bưởi ngon"
Anh Hà bảo: “Để tạo ra quả bưởi ngon, quy trình trồng phải sạch”. Và, Nguyễn Duy Hà đã áp dụng trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phương pháp bẫy tự nhiên, phun vôi phòng trừ sâu bệnh, nấm, dùng chế phẩm sinh học từ thảo dược để diệt trừ sâu bệnh; sử dụng đậu tương, ngô làm phân bón nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng…
Anh Nguyễn Duy Hà cảnh báo: “Một số người lợi dụng thương hiệu của anh và đã có chiêu trò bán cây giống giả. Từng có người mua cả ô tô cây giống ở đâu đó, sau đó đánh xe đến nhà tôi mua quả bưởi đường chín sớm. Họ quay video lại và đi lừa dân rằng họ lấy giống ở nhà tôi. Nhiều người đã phản ánh đến tôi tình trạng này.
Theo Đăng Trinh.TTV.VN
Thất bại đầu đời
Gặp chúng tôi vào một ngày nắng thu hanh hao, anh Nguyễn Duy Hà (SN 1983) – Người có biệt danh “Hà bưởi ngon” (ở Đội 7, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội) bâng khuâng nhớ lại con đường thành danh với giống bưởi quý hiếm: “Bưởi đường chín sớm”…
Sinh ra, trưởng thành trên quê hương có sẵn giống bưởi Quế Dương ngon nức tiếng, nhưng anh Hà chọn theo nghề cơ khí. Năm 2002, sau khi học nghề anh Hà làm thuê cho một xưởng cơ khí. Cần mẫn lao động, tích lũy vốn liếng 4 năm sau đó, anh nghỉ việc mở xưởng cơ khí của riêng mình. “6 năm mình mở xưởng làm cơ khí dân dụng, từ cửa sắt, nhôm, inox đủ cả. Nhưng bị khách nợ nhiều, càng làm càng lỗ hàng trăm triệu đồng. Ngày ấy, vợ mình làm kế toán lương ba cọc ba đồng, hoàn cảnh lúc đó rất bi đát”, anh Hà kể lại.
Bưởi đường chín sớm của anh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền.
Vào năm 2009, ở địa phương có “Chương trình bảo tồn gen bưởi Quế Dương”. Ban đầu, mẹ anh đi học, sau không theo kịp nên bà động viên con trai theo học. Thế là, ngoài những hôm làm ở xưởng cơ khí, anh Hà đến lớp học kỹ thuật trồng bưởi. Sau khóa học, anh Hà được bầu làm Phó Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh bưởi Quế Dương. “Công tác được hơn 1 năm, có nhiều yếu tố không phù hợp nên mình xin nghỉ, ra làm riêng. Lúc này, mình đi buôn bưởi, cơ duyên cũng từ đấy”, anh Hà tâm sự.
Phát hiện giống bưởi quý hiếm
Nhận thấy Dự án bảo tồn giống bưởi Quế Dương sẽ phát triển, cần nhiều cây giống, anh Hà đã làm ươm cây giống. Đồng thời, anh tập buôn bưởi quả. Quá trình buôn bán, so sánh quả giữa các giống bưởi khác nhau, anh đúc rút nhiều phát hiện quý báu. Đặc biệt, một lần ăn quả bưởi trong vườn nhà vào tháng 8 âm lịch, anh Hà phát hiện vị bưởi ngọt, thanh không tê lưỡi, không he, cay. “Đây là phát hiện bước ngoặt của tôi. 4 cây bưởi này có từ đời bố tôi, nhưng thường đến Tết mới hái quả, bưởi bị khô không ngon. Hóa ra bưởi chín sớm từ tháng 8 âm lịch, vị ngọt như đường, nên tôi đặt tên cho giống bưởi này là “Bưởi đường chín sớm”. Sau khi phát hiện bưởi quý, tôi mang tặng bạn bè, mọi người ăn đều khen”, anh Hà nói.
Năm 2017, anh Hà cung cấp hơn 5 vạn cây giống cho bà con nông dân. Anh Hà đang xếp cây giống lên xe cho khách.
Theo anh Hà, đây là giống bưởi đột biến gen mà gia đình anh may mắn sở hữu từ đời bố anh để lại. Trước kia, nhà có 5 cây bưởi được truyền lại, nhưng rồi 1 cây bị chết, hiện chỉ còn 4 cây bưởi to. Do đất vườn chật, anh Hà chỉ trồng hơn chục cây “Bưởi đường chín sớm”. Anh xác định phát triển theo hướng sản xuất, cung ứng cây giống.
Tỷ phú Nguyễn Duy Hà tâm sự: “Bưởi đường chín sớm ưu điểm là chịu ngập úng, hạn hán tốt, trồng khoảng 4 năm ra quả, cây cho quả ngon nhất từ 7 tuổi trở đi. Cây trưởng thành có thể cho 200-400 quả/cây. Tuổi thọ cây bưởi từ 30-40 năm. Vụ thu hoạch vào tháng 8 âm lịch. Giống bưởi này vỏ mỏng, sọ to, vị ngọt thanh mát nên được các shop bán hoa quả an toàn ở Hà Nội rất ưa chuộng. Mỗi năm nhà tôi thu hái được khoảng 1.000-2.000 quả bưởi đường chín sớm; quả to có trọng lượng từ 0,8-1,2kg/quả; quả nhỏ nặng từ 0,5-0,6kg. Những quả to hái đến đâu các shop ôm hết đến đấy với giá 60.000 đồng/quả. Quả nhỏ giá 40.000 đồng/quả mà vẫn không đủ hàng”…
Anh Hà có cách tiếp thị rất hay, khách đến nhà anh mời ăn bưởi trước khi uống trà.
Trong một buổi sáng, trước sự chứng kiến của chúng tôi, anh Hà đã bán hết hơn 1.000 cây bưởi giống. Khách mua từ Bắc Giang, Hòa Bình cho đến Hà Giang tìm xuống tận vườn để trải nghiệm ăn thử bưởi và mua cây. Thưởng thức hương vị bưởi quý, vị khách nào cũng tấm tắc khen ngon. Kết quả, họ mua cây giống nhiều hơn dự định. Anh Hà còn hồ hởi khoe: “Giống “Bưởi đường chín sớm” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền vào tháng 1.2016”.
Nhờ giống bưởi quý hiếm và đức tính chịu thương chịu khó, anh Hà đã dần trả hết nợ ngân hàng, trở thành tỷ phú. Sau 4 năm trồng bưởi, anh Hà hiện có hệ thống vườm ươm cây giống trên 2ha đất thuê. Năm 2017 này, anh đã cung cấp ra thị trường trên 5 vạn cây giống “Bưởi đường chín sớm”. Với giá cây giống 50 nghìn đồng/cây, khấu trừ các chi phí, nhẩm tính sơ sơ anh đã “ăn ra” hơn 1 tỉ đồng.
Chia sẻ “bí quyết” thành công
“Thành công không giữ cho riêng mình”, đó là tâm huyết của anh Hà. Những năm “hết lòng hết dạ” với cây bưởi, anh Hà đúc kết được nhiều bí quyết, kinh nghiệm quý báu. Không giấu nghề, anh thường xuyên quay các video – clip chia sẻ kỹ thuật trồng, chăm sóc “Bưởi đường chín sớm” đăng tải lên tài khoản cá nhân trên trang mạng Youtube. Chỉ cần truy cập mạng Internet tìm kiếm từ khóa: “Hà bưởi ngon”, người dùng dễ dàng tìm thấy những clip do anh Hà chia sẻ…
Khách đến mua giống bưởi "Hà bưởi ngon"
Anh Hà bảo: “Để tạo ra quả bưởi ngon, quy trình trồng phải sạch”. Và, Nguyễn Duy Hà đã áp dụng trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phương pháp bẫy tự nhiên, phun vôi phòng trừ sâu bệnh, nấm, dùng chế phẩm sinh học từ thảo dược để diệt trừ sâu bệnh; sử dụng đậu tương, ngô làm phân bón nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng…
Anh Nguyễn Duy Hà cảnh báo: “Một số người lợi dụng thương hiệu của anh và đã có chiêu trò bán cây giống giả. Từng có người mua cả ô tô cây giống ở đâu đó, sau đó đánh xe đến nhà tôi mua quả bưởi đường chín sớm. Họ quay video lại và đi lừa dân rằng họ lấy giống ở nhà tôi. Nhiều người đã phản ánh đến tôi tình trạng này.
Theo Đăng Trinh.TTV.VN